Có 2 khả năng vận dụng DHDA trong dạy học các bài học nhật dụng của môn Ngữ văn ở trường THPT có tính khả thi nhất, đó là: Vận dụng phương pháp DHDA trong các giờ học bình thường và vận dụng DHDA trong các hoạt động ngoại khóa.
Đọc - hiểu các văn bản nhật dụng
Cô Trần Thị Thanh Hương cho biết, đây là loại văn bản không sử dụng hư cấu, tưởng tượng. Đặc điểm nổi bật của văn bản nhật dụng là tính thực tiễn và tính cập nhật.
Đặc trưng này làm cho lọai bài học này có sức lôi cuốn người học không những trong hoạt động đọc- hiểu văn bản mà còn cuốn hút họ trong việc sưu tầm, tìm hiểu các thông tin có liên quan, thống kê số liệu về các vấn đề tương tự đang diễn ra xung quanh họ. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc văn bản nhật dụng trở thành sợi dây kết nối người học với thực tiễn
Mục tiêu bài học nhằm giúp học sinh hiểu nội dung của một số bài viết về các vấn đề cấp thiết đặt ra trong cuộc sống; biết cách đọc - hiểu văn bản nhật dụng và nâng cao ý thức trách nhiệm của cá nhân với xã hội.
Nhằm đáp ứng được mục tiêu trên, theo cô Trần Thị Thanh Hương, nguyên tắc chỉ đạo trong các giờ đọc - hiểu VBND là: Tổ chức cho học sinh liên hệ tới bản thân và các vấn đề nhật dụng có liên quan; đảm bảo cá nhân trực tiếp tham gia bài học và kết hợp làm việc trên văn bản lấy từ thực tiễn.
Điều này cho thấy, với bài đọc - hiểu văn bản nhật dụng phải tạo cơ hội nhiều nhất cho học sinh tham gia đọc - hiểu văn bản theo hướng tự tìm hiểu, thuyết minh tư liệu liên quan đến chủ đề bài học.
Từ những phân tích về đặc điểm và mục tiêu bài học nêu trên, cô Trần Thị Thanh Hương khẳng định: Việc áp dụng DHDA ở loại bài học này là hòan tòan có cơ sở. Hướng vận dụng DHDA ở đây khá phong phú. Dựa trên hoàn cảnh thực tế và bằng khả năng tổ chức, giáo viên có thể vận dụng DHDA trong giờ đọc- hiểu văn bản nhật dụng trên lớp.
Và khi cần, với những vấn đề có tính thời sự cấp thiết, có thể áp dụng DHDA trong các hoạt động ngoại khóa để tiến hành khảo sát thực trạng, đề xuất giải pháp và tham gia (nếu có thể).
Các bài học tiếng Việt
Các bài học tiếng Việt được đưa vào chương trình THPT chỉ tập trung vào một số nội dung chính (hoạt động giao tiếp; phong cách ngôn ngữ; những vấn đề chung về tiếng Việt) và chú trọng thực hành, các đơn vị kiến thức gần gũi và liên quan tới thực tiễn giao tiếp hằng ngày của học sinh.
Từ đặc điểm của bài học và qua khảo sát kĩ lưỡng từng bài học tiếng Việt trong chương trình,
Từ những phân tích về đặc điểm và mục tiêu bài học nêu trên, cô Trần Thị Thanh Hương nhận thấy, ngoài nội dung các bài thực hành, một số đơn vị kiến thức là những vấn đề lý thuyết nhưng rất lại gần gũi, quen thuộc và có liên quan tới thực tiễn giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày của học sinh.
Cụ thể: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ với các nhân tố tham gia giao tiếp, hai quá trình giao tiếp (tạo lập và lĩnh hội), hai dạng (nói và viết trong giao tiếp), sản phẩm của giao tiếp là văn bản. Đây là một hoạt động học sinh thường xuyên tiến hành trong cuộc sống gia đình, nhà trường và ngoài xã hội.
Các phong cách chức năng: Trừ phong cách ngôn ngữ nghệ thuật thì phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ báo chí, phong cách ngôn ngữ hành chính... cũng không phải là những vấn đề quá xa lạ với học sinh.
Chẳng hạn, ở phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày để thông tin, trao đổi ý nghĩ, đáp ứng nhu cầu tự nhiên của con người trong cuộc sống.
Còn với phong cách ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ được dùng trong các thể loại báo chí (tin tức, phóng sự), học sinh cũng được thấy thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng đài, báo, truyền hình,...
Với nội dung này, cô Hương cho rằng, có thể sử dụng DHDA như một biện pháp hoặc một kĩ thuật dạy học nhằm đa dạng hóa các hoạt động học tập. Giáo viên có thể xây dựng dự án nhỏ, thực hiện được trong khỏang thời gian ngắn như thời gian làm bài tập trong mục Luyện tập ở cuối mỗi bài học. Điển hình ở các bài học về phong cách ngôn ngữ
Các bài học Làm văn
Mục tiêu bài học Tập làm văn chủ yếu rèn luyện và nâng cao kĩ năng tạo lập văn bản: Tạo lập các kiểu văn bản viết và văn bản dạng nói. Nguyên tắc chỉ đạo trong dạy học Làm văn là bằng thực hành, thông qua thực hành và hướng tới thực hành.
Từ mục tiêu trên, cô Hương cho biết, bài Tập làm văn có thể vận dụng được ở cả hai hình thức trên lớp và trong các hoạt động ngoại khóa
3 giai đoạn cơ bản áp dụng dạy học dự án
Quy trình chung về dạy học dự án, cô Trần Thị Thanh Hương đưa ra 3 giai đoạn cơ bản, cụ thể:
Giai đoạn1: Hoạt động trước giờ học (Sáng kiến về dự án và thiết kế dự án) | ||
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động 1: Chuẩn bị dự án, định hướng bài học | |
× Xây dựng ý tưởng dự án và kịch bản dự án × Xác định mục tiêu cần đạt khi thực hiện dự án × Xác định các nguồn hỗ trợ dạy học | ||
Hoạt động 2: Thiết kế dự án | ||
× Lập kế hoạch bài dạy và soạn giáo án × Chuẩn bị các tài liệu có liên quan đến dự án × Chia nhóm học sinh và phân công nhiệm vụ cho các nhóm × Cung cấp bộ công cụ đánh giá và tài liệu hỗ trợ dự án × Chuẩn bị trang thiết bị và cơ sở vật chất để thực hiện tốt dự án | ||
Hoạt động của học sinh | Hoạt động cá nhân | |
× Tự nghiên cứu các nội dung bài học; thu thập các tài liệu × Đóng góp ý tưởng và cách giải quyết nhiệm vụ | ||
Hoạt động nhóm | ||
× Chia nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí nhóm × Nhận nhiệm vụ nhóm; chia nhiệm vụ nhóm thành nhiệm vụ nhỏ hơn × Họp nhóm, bàn bạc lên kế hoạch thực hiện dự án | ||
Giai đoạn 2: Hoạt động trong giờ học (Thực hiện dự án, báo cáo sản phẩm và đánh giá dự án) | ||
Hoạt động1 Tổ chức thực hiện dự án | Giáo viên | Học sinh |
- Nêu lại ý tưởng dự án và nhiệm vụ đã bàn giao - Chỉ dẫn cách thực hiện và hạn định thời gian - Kiểm tra tiến độ và hỗ trợ kịp thời khi HS gặp vướng mắc | - Họp nhóm, tập hợp lại tài liệu - Nhóm trưởng thiết lập các vai, giao nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm và tiến hành thực hiện dự án - Hòan thiện sản phẩm; thống nhất cách thức trình bày sản phẩm | |
Hoạt động2: Tổ chức báo cáo sản phẩm | - Chỉ dẫn cách thức; thời gian trình bày sản phẩm - GV phát Phiếu tham vấn, Phiếu tự đánh giá - Địnhhướng kiến thức bài học | - Bốc thăm thứ tự trình bày - Trình diễn sản phẩm và thảo luận - HS điền vào các phiếu - Các nhóm điều chỉnh sản phẩm nhóm - HS tự rút ra và bổ sung kiến thức |
Hoạt động3: Tổ chức đánh giá dự án | - GV nhắc lại tiêu chí đánh giá - GV tập hợp các kết quả kết hợp để xem xét tính điểm cho tổng điểm tòan nhóm | - Căn cứ trên tiêu chí này, HS điền vào các phiếu mà GV đã phát -HS phân chia điểm hợp lý trong nhóm rồi báo cáo lại cho GV. |
Giai đoạn3: Hoạt động sau giờ học | ||
GV | × Bàn giao nhiệm vụ mới cho các nhóm (có chỉ dẫn cụ thể) | |
Hoạt động củaHS | × Nhận nhiệm vụ mới và hoàn thiện sản phẩm nhóm × Các nhóm rút kinh nghiệm, chia sẻ kiến thức về bài học |