Điều đáng chú ý là trong 30 năm sau đó trung bình mỗi năm Văn phòng cấp bằng sáng chế Mỹ đã trao 11 chiếc bằng tương tự, nhưng rút cục thì trong những loại bút được sáng chế đó không có loại nào trở thành mặt hàng thông dụng.
Nguyên do của tình trạng này là bởi tất cả các nhà sáng chế thời đó đã không thể khắc phục được sự bất tiện của mực bút. Lúc thì mực bị chảy, lúc thì bị đóng băng. Chiếc bút bi chỉ viết được tốt nhất khi nhiệt độ không khí là 210C. Nếu nhiệt độ giảm xuống dưới 180C thì bút bị tắc, còn nếu trên 250C thì mực bị chảy.
Những phát minh của anh em Biro
Khi nhà báo Laszlo Biro tác nghiệp thì tình trạng này vẫn tiếp diễn. Bởi bút viết là công cụ làm việc chính của bất cứ nhà báo nào và Biro cũng trải qua những khó khăn với sự bất tiện của chiếc bút bi. Laszlo Biro sinh ra tại Budapes, Hungary. Cha của ông, Matiash Biro là một nha sĩ. Nối gót cha, sau khi tốt nghiệp trung học, Laszlo cũng vào khoa Y nhưng ông đã không tốt nghiệp đại học. Có một thời gian ông đã thực tập làm nhà thôi miên. Sau đó ông làm việc tại một công ty chế biến sản phẩm dầu mỏ rồi tham gia đua ô tô và thậm chí đã nghĩ ra sáng kiến chiếc hộp cơ khí truyền động. Tuy nhiên ông đã bán phát minh này cho hãng General Motors. Nói chung thì ông luôn nhảy việc cho đến khi trở thành phóng viên.
Để hoàn thiện dụng cụ làm việc của mình là chiếc bút bi, Laszlo Biro đã gọi người em trai của mình là George cùng giúp sức. George là một nhà hóa học đã quyết định thử nghiệm tạo ra loại mực lý tưởng không bị chảy. Song anh em nhà Biro không chắc đã đưa được sản phẩm phát minh của mình ra để bán đại trà. Mọi thứ được quyết định thật tình cờ. Một lần, khi đi nghỉ ở biển Địa trung hải, anh em Biro đã làm quen với tổng thống Argentina thời đó là Augusto Justo.
Họ đã kể cho ông nghe về việc phát minh của mình và cho ông xem chiếc bút bi tuyệt vời. Sản phẩm này đã được tổng thống Argentina rất quan tâm và ông đề nghị anh em nhà Biro mở nhà máy sản xuất bút bi ở đất nước của mình. Khi chiến tranh Thế giới thứ II bắt đầu, anh em Biro quyết định dời đến một nơi không đâu khác ngoài Argentina. Tại đây, dưới sự bảo trợ của tổng thống, họ đã tranh thủ được sự ủng hộ của một số nhà đầu tư và bắt đầu vào việc sản xuất bút bi.
Tuy nhiên, ý tưởng đã bị thất bại. Khi sử dụng bút để viết thì tay cầm bút lúc nào cũng phải giữ liên tục ở một vị trí thẳng đứng, nếu không thì mực sẽ không xuống được đến bi và dòng chữ sẽ bị gián đoạn. Anh em Biro phải ngừngviệc sản xuất bút để một lần nữa nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Kết quả của sự tìm tòi là chiếc bút văn phòng có xi-phông bơm mực. Tuy vậy, mẫu bút mới lại không gây được sự hứng thú. Kết cục là anh em Biro cạn tiền và việc sản xuất đành phải dừng lại.
Thất vọng của người kế nhiệm
Quảng cáo bút bi của hãng Biro tại Argentina, năm 1945
Anh em nhà Biro đã không được nhanh nhạy để có thể đăng ký bằng sáng chế bút bi của họ ở Argentina. Tại Hoa Kỳ họ cũng không thành công trong việc này. Các doanh nhân địa phương đã nhanh chóng tận dụng yếu tố này. Doanh nhân người Chicago là Milton Reynolds đã tiếp cận với chiếc bút của Biro ở Argentina. Vì thế khi trở về Mỹ, ông phát hiện ra rằng trước đó một người Mỹ khác là John Laud cũng đã được cấp bằng sáng chế cho một phát minh hệt như vậy. Cho đến thời điểm đó, thời hạn hiệu lực bằng sáng chế của Laud đã hết. Reynolds đã làm ra chiếc bút bi của mình dựa trên thiết kế của Biro (mà chỉ đơn giản là đánh cắp ý tưởng) và chính thức hóa một bằng sáng chế mới ở Mỹ nhưng mang tên mình.
Sự thành công chiếc bút bi của Reynolds là rất lớn. Khi lô hàng đầu tiên được đưa ra bán, các nhà chức trách thậm chí còn phái một đơn vị cảnh sát tới để giảm áp lực lùng sục mua của khách hàng. Ngay ngày đầu tiên, 10 nghìn sản phẩm mới đã được bán ra. Thế nhưng, niềm vui của khách hàng cũng không kéo dài được lâu. Vẫn như trước, bút bị rò mực, vết bẩn bị đọng lại làm hư hại quần áo.
Sáng chế thành công của Marcel Beek
Một kỷ nguyên mới trong việc sản xuất bút bi được bắt đầu bởi Marcel Bish. Sau này ông đổi họ của mình thành Beek và cái tên này đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng thế giới. Trong một thời gian dài Marcel Beek đã theo dõi việc sản xuất bút, từ sự nổi tiếng đột ngột cũng như sự thất bại sau đó của nó. Và đến lúc này ông quyết định làm ra chiếc bút dùng một lần để giảm giá thành chỉ còn 29 xu thay vì 10 đô la. Beek đã sử dụng sáng chế của anh em Biro làm nguyên mẫu về chất lượng cho chiếc bút của mình.
Marcel Beek
Năm 1950, Marcel Beek đã mua lại bằng sáng chế của Laszlo Biro và hiện đại hóa phát minh của mình một cách nghiêm túc. Để sản xuất ra những chiếc bút bi của mình ông đã dùng phương pháp xử lý kim loại rất chính xác của Thụy Sỹ để viên bi trong bút chỉ có đường kính là 1mm. Loại bút bi Bic ra đời mảnh hơn, mực in của nó không rò rỉ và không để lại vết đọng trên giấy. Ngoài ra, Beek đã làm thêm nắp đậy và có thể thay ruột bút với chi phí bằng giá của chiếc bút. Trong suốt lịch sử sản xuất bút bi, Marcel Beek đã đưa ra một loạt thiết kế sáng tạo khác nhau nhưng bản gốc vẫn là đơn giản nhất và luôn là nguồn doanh thu chính.
Ngày nay bút bi được sản xuất rất đa dạng về chủng loại như loại bút có đồng hồ, bút có radio, máy ghi băng. Cách đây không lâu đã có loại bút máy tính viết bằng mực thông thường trên một loại giấy đặc biệt và chiếc camera tích hợp nhận biết văn bản rồi lập tức gửi nó đến máy tính. Tuy nhiên, với tất cả những thành tựu đó, vị trí của chiếc bút bi thông dụng nhất vẫn không thua kém và tiếp tục là một trong những mặt hàng đơn giản được mua nhiều nhất trên thế giới.