Hành lang vững chắc cho đổi mới giáo dục

GD&TĐ - Sự chỉ đạo quyết liệt, sâu sát, kịp thời của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ là yếu tố quan trọng tạo nên điểm nổi bật về kết quả giáo dục trong năm học 2019 - 2020.

Học sinh Trường THCS-THPT Ban Mai, Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Nhung
Học sinh Trường THCS-THPT Ban Mai, Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Nhung

Năm học 2019 - 2020, ngành Giáo dục tiếp tục nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quốc hội; sự chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của Chính phủ, Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ trong triển khai nhiệm vụ của ngành. Đây là yếu tố quan trọng tạo nên nhiều kết quả của ngành Giáo dục trong năm học đặc biệt vừa qua.

Hoàn thiện khung pháp lý

Chỉ trong năm học 2019 - 2020, có đến 69 văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực GD-ĐT được ban hành; trong đó có 1 luật; 7 nghị định, nghị quyết của Chính phủ; 9 quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và 52 thông tư của Bộ trưởng.

Tiếp theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH, năm 2019, Luật Giáo dục sửa đổi chính thức được Quốc hội thông qua. Lần đầu tiên, 2 năm liên tiếp trong một nhiệm kỳ, có 2 luật quan trọng trong lĩnh vực

GD-ĐT được soạn thảo, thông qua và lần lượt đi vào cuộc sống. Triển khai 2 luật này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH; Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 quy định chi tiết Luật Giáo dục năm 2019.

Ngoài 2 nghị định quan trọng trên, năm học 2019 - 2020, Chính phủ cũng ban hành 5 nghị định khác, quy định: Chế độ trợ cấp với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu; lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS; chính sách phát triển giáo dục mầm non; chế độ khen thưởng với HS, sinh viên, học viên đoạt giải trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế; chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

Cũng trong năm học 2019 - 2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành 9 quyết định, chỉ thị liên quan đến lĩnh vực GD-ĐT, nổi bật là Chỉ thị số 26/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, giáo dục nghề nghiệp năm 2020. Các văn bản được ban hành đã tháo gỡ những nút thắt trước đây trong lĩnh vực giáo dục, kịp thời giải quyết các vướng mắc phát sinh trong thực tiễn, tạo hành lang pháp lý để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.

Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Quyên Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long, năm học 2019 - 2020 ngành Giáo dục đạt được kết quả tích cực, đáng trân trọng, một trong những điểm nhấn là vai trò quản lý của ngành Giáo dục được nâng lên. “Để cụ thể hóa Luật Giáo dục 2019, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH, các nghị định của Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã ban hành đồng bộ và kịp thời hệ thống các văn bản thuộc nhiều lĩnh vực làm cơ sở cho việc sắp xếp hệ thống trường lớp, đánh giá xếp loại HS; lựa chọn sách giáo khoa, ổn định cơ cấu và nâng cao chất lượng đội ngũ… để triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 trong lộ trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục” – bà Nguyễn Thị Quyên Thanh nhận định.

Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học - THCS Newton (Hà Nội) hào hứng với SGK mới. Ảnh: Nguyễn Nhung
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học - THCS Newton (Hà Nội) hào hứng với SGK mới. Ảnh: Nguyễn Nhung

Nỗ lực đáng ghi nhận

Sự chỉ đạo quyết liệt, sâu sát, kịp thời của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ là một nhân tố tạo nên điểm nổi bật về kết quả giáo dục trong năm học 2019 - 2020. “Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tác động đến tất cả lĩnh vực nhưng ngành Giáo dục đã có những giải pháp phù hợp”. Khẳng định điều này, bà Nguyễn Thị Quyên Thanh dẫn chứng bằng Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 diễn ra an toàn, nghiêm túc; kết quả thi được đánh giá, so sánh ở nhiều góc độ đã khẳng định chất lượng giáo dục THPT ổn định. Kết quả này là sự nỗ lực của cả hệ thống để HS “tạm dừng đến trường, không dừng học”. Đặc biệt, trong tình hình dịch bệnh Covid-19, phương thức học tập trực tuyến đã phát huy ưu điểm, tạo tiền đề để ứng dụng mạnh công nghệ thông tin khi triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long đồng thời cho rằng: Việc chuẩn bị các điều kiện triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018 với lớp 1 trong năm học 2020 - 2021 cho thấy sự cố gắng rất lớn của Bộ GD&ĐT, địa phương trong việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Liên quan đến biên soạn, thẩm định sách giáo khoa, Bộ GD&ĐT đã nghiêm túc lắng nghe, tiếp thu những ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm và có chỉ đạo kịp thời để rà soát, điều chỉnh phù hợp. Đây là cơ sở quan trọng và thuận lợi cho địa phương thực hiện.

Đại biểu Đinh Thị Bình, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ cho rằng: Năm học 2019 - 2020 là năm học đặc biệt khi ngành Giáo dục phải thực hiện nhiệm vụ kép: Vừa dạy học, vừa phòng chống dịch bệnh. Vì dịch bệnh, HS phải tạm dừng đến trường trong khoảng thời gian khá dài, ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch dạy học của nhà trường.

Trước tình hình đó, ngành Giáo dục đã chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, bảo đảm an toàn tại 100% trường học trên cả nước. Để HS tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học, ngành Giáo dục đã tích cực triển khai dạy học qua Internet, trên truyền hình với nhiều hình thức phù hợp. Dù còn thiếu phương tiện học tập (máy tính và điện thoại thông minh có kết nối Intenet, tivi,… nhưng thầy cô, HS cả nước đã khắc phục khó khăn, triển khai dạy học qua Internet với kết quả khích lệ.

Dù tỉ lệ HS tham gia học tập qua Internet, trên truyền hình chưa đạt 100% (nhất là với HS vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn), nhưng đây là bước chuyển mình quan trọng của ngành Giáo dục, khi công nghệ thông tin được ứng dụng sâu rộng vào quá trình dạy - học, quản trị nhà trường. Kĩ năng giao tiếp của thầy và trên không gian mạng cũng có những tiến bộ vượt bậc. Đó là nỗ lực đáng được ghi nhận của ngành Giáo dục.

Đại biểu Đinh Thị Bình cũng thể hiện ấn tượng trước công tác quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông gắn với sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đã và đang thực hiện trên cả nước. Căn cứ vào điều kiện thực tế, các địa phương đã chủ động tiến hành rà soát, sắp xếp lại cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giảm tối đa điểm trường lẻ, hướng tới mục tiêu tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục nhưng vẫn bảo đảm quyền lợi của trẻ em, HS ở khắp các vùng miền.

“Thực tế cho thấy, sau khi sắp xếp lại, các nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục, sử dụng hợp lí cơ sở vật chất, có điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Cơ sở vật chất, trang thiết bị được tập trung đầu tư nên tạo khung cảnh khang trang, sạch đẹp. Trẻ em, HS dần được thụ hưởng các điều kiện giáo dục tốt hơn” – Đại biểu Đinh Thị Bình cho hay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hãy đảm bảo rèm trong nhà bạn được mở vào ban ngày để tận dụng ánh sáng. (Ảnh: ITN).

Mách bạn mẹo tiết kiệm điện đơn giản

GD&TĐ - Dưới đây là 1 số bước đơn giản bạn có thể thực hiện để tiết kiệm tiền điện. Mặc dù nghe có vẻ dễ dàng nhưng thực tế chúng đòi hỏi rất nhiều kỷ luật.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hành lý tình yêu

GD&TĐ - Một lá thư thông báo nhập học vào Trường Sư phạm Linshui đang lấp lánh, như những ngôi sao nhỏ soi sáng con đường giáo dục tương lai của tôi.

Anh xích lô tên Tiến ở phố cổ Hà Nội giúp tác giả Nguyễn Vân Hậu (ngồi trên xich lô) tìm lại ký ức năm xưa. Ảnh: NVCC.

Thức dậy tình yêu Hà Nội

GD&TĐ - 'Hà Nội & Tôi' là cuộc thi do Tạp chí Người Hà Nội tổ chức, mừng 70 năm giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024).