Hành động đặc biệt của Hoàng tử William với con trai 3 tuổi và bài học mọi bố mẹ nên áp dụng

Theo các chuyên gia, hành động đặc biệt của Hoàng tử William với con là một trong những kỹ năng quan trọng nhất khi nuôi dạy trẻ.

Hành động đặc biệt của Hoàng tử William với con trai 3 tuổi và bài học mọi bố mẹ nên áp dụng

Trong số hàng ngàn bức ảnh ghi lại hình ảnh của Hoàng tử William và Hoàng tử bé George, người ta phát hiện Hoàng tử William có một thói quen đặc biệt, đó là ngồi xuống ngang tầm mắt với cậu con trai 3 tuổi mỗi lần trò chuyện cùng cậu bé.

Hanh dong dac biet cua Hoang tu William voi con trai 3 tuoi va bai hoc moi bo me nen ap dung - Anh 1

Trong Lễ rửa tội của cô công chúa nhỏ Charlotte…

Hanh dong dac biet cua Hoang tu William voi con trai 3 tuoi va bai hoc moi bo me nen ap dung - Anh 2

… ở một trận đấu bóng polo gây quỹ từ thiện…

Hanh dong dac biet cua Hoang tu William voi con trai 3 tuoi va bai hoc moi bo me nen ap dung - Anh 3

… khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm Cung điện Kensington.

Hanh dong dac biet cua Hoang tu William voi con trai 3 tuoi va bai hoc moi bo me nen ap dung - Anh 4

... và khi đến thăm buổi diễu hành không quân hoàng gia.

Thậm chí, hành động này của Hoàng tử William nhiều lần khiến Nữ hoàng Elizabeth không hài lòng, đặc biệt là khi Hoàng tử William đã ngồi xổm xuống trước mặt cậu con trai trước mặt công chúng tại buổi lễ diễu hành kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90 của Nữ hoàng.

Tuy nhiên, Gill Connel – một chuyên gia trong lĩnh vực phát triển của trẻ nhỏ, và tác giả cuốn sách A Moving Child Is a Learning Child, đánh giá rất cao hành động của Hoàng tử William và cho rằng hành động đó nên được mọi ông bố bà mẹ học tập.

Khi bố mẹ ngồi xuống ngang tầm mắt của trẻ khiến họ có thể nhìn thẳng vào mắt trẻ khi trò chuyện, và khiến trẻ cảm nhận được vai trò của bản thân đối với bố mẹ của mình.

Theo Connel, hành động đơn giản đó của Hoàng tử William có tác dụng rất lớn trong việc “bồi dưỡng lòng tự trọng cho cậu con trai một cách mạnh mẽ nhất đồng thời khuyến khích cậu bé giao tiếp nhiều hơn”.

Các chuyên gia gọi hành động đó là kỹ thuật “lắng nghe tích cực” (active listening), và nhờ đó trẻ có thể cảm nhận được những gì mình nói thực sự quan trọng với bố mẹ và được bố mẹ quan tâm.

Trung tâm Giáo dục Kỹ năng làm cha mẹ, Mỹ, cho rằng kỹ thuật này trở thành một trong các kỹ năng nuôi dạy trẻ quan trọng nhất mà các bậc phụ huynh nên áp dụng.

“Lắng nghe tích cực” cũng đòi hỏi bố mẹ cần có thái độ phù hợp bên cạnh việc chuyển động hạ thấp trọng tâm cơ thể. Bố mẹ nên dành thời gian để thấu hiểu ý nghĩa cùa từng câu nói mà trẻ muốn truyền tải, có nghĩa là họ nên dừng lại tất cả những việc đang làm và chú ý đến trẻ.

Bố mẹ cũng cần giúp trẻ giao tiếp một cách chủ động nhất, đặc biệt không nên thúc giục hay ngắt lời trẻ khi con đang cố gắng nói chuyện với mình. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên nhắc lại lời nói và cảm nhận của trẻ để khiến trẻ cảm thấy yên tâm vì bố mẹ đã thực sự hiểu lời mình muốn nói.

“Lắng nghe tích cực” mỗi lời nói của trẻ là phương pháp tốt nhất giúp bố mẹ tạo dựng một mối quan hệ gần gũi với trẻ. Trẻ sẽ hiểu được sự quan tâm, sẵn sàng giúp đỡ của bố mẹ dành cho mình và là người trẻ sẽ luôn chia sẻ khó khăn mỗi khi cần.

Khi trẻ dần trưởng thành, và nếu bố mẹ vẫn có thể duy trì được hành động này, mối liên kết giữa bố mẹ và con cái sẽ trở nên ngày càng gần gũi, bền chặt hơn – là nhân tố giúp trẻ trở thành một con người kiên trì, có trách nhiệm, và biết yêu thương quan tâm mọi người.

Hanh dong dac biet cua Hoang tu William voi con trai 3 tuoi va bai hoc moi bo me nen ap dung - Anh 5

"Lắng nghe tích cực" nên được bố mẹ áp dụng khi trẻ muốn được tâm sự, chia sẻ, và muốn được bố mẹ quan tâm nhiều hơn.

Tuy nhiên, “lắng nghe tích cực” không hề dễ dàng như vậy. Thái độ của bố mẹ có thể rất dễ bị chi phối bởi khá nhiều tình huống khác nhau, đặc biệt là:

- Bố mẹ mong muốn vấn đề được giải quyết theo cách của riêng họ.
- Bố mẹ có thể cảm thấy không thoải mái khi trẻ phải trải qua chuyện gì đó không thực sự vui vẻ.
- Bố mẹ có thể không thể chấp nhận khi trẻ có cảm giác tiêu cực, khổ sở.
- Bố mẹ khó có thể phân tách được cảm xúc của bản thân với cảm xúc của trẻ.

Vì vậy, trong hàng ngàn tình huống có thể xảy ra khi trẻ muốn trò chuyện và muốn được lắng nghe, bố mẹ cần có thái độ phù hợp nhất, ví dụ như:

- Chuẩn bị tâm lý chấp nhận cảm xúc thật của trẻ, thậm chí khi bạn không đồng ý với trẻ.
- Duy trì tính khách quan và giữ cho cảm xúc của bản thân không bị lẫn lộn với cảm nhận của trẻ.
- Hiểu rằng cảm xúc chỉ là nhất thời.
- Không đẩy sự việc đi quá xa nếu trẻ không mong muốn.
- Kiên nhẫn chờ đợi trẻ tự có quyết định cho riêng mình…
- Luôn ngồi xuống ngang tầm mắt bé khi nói chuyện.

Kỹ thuật này chỉ hiệu quả nhất khi bố mẹ biết chính xác khi nào trẻ cần tâm sự và khi nào không. Bố mẹ chỉ nên cùng trẻ “lắng nghe tích cực” khi:

- Bố mẹ cảm nhận được trẻ đang có cảm xúc rất mạnh mẽ.
- Bố mẹ thấy rằng trẻ cần được thể hiện cảm xúc, cần được mọi người thấu hiểu, hay muốn làm đầu óc tỉnh táo.
- Bố mẹ không thực sự liên quan đến tình huống của trẻ.

Không phải lúc nào bố mẹ cũng hiểu trẻ cần gì và bản thân cần làm gì để giúp đỡ trẻ. Vì thế, “lắng nghe tích cực” có thể giúp ích rất nhiều trong mọi cuộc trò chuyện giữa bố mẹ và trẻ.

Lần tới nếu trẻ muốn bạn chú ý đến hơn một chút, hãy thử hạ thấp người xuống, nhìn thẳng vào mắt trẻ và trò chuyện với trẻ, hiệu quả có thể sẽ vượt xa hy vọng của bạn đấy.

Theo aFamily

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ