Nhiều diện tích rừng phòng hộ ở Quảng Trị bị phá để trồng keo

GD&TĐ - Ban Quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải (Quảng Trị) đề nghị cơ quan chức năng xử lý vụ phá rừng trồng phòng hộ ở xã Linh Trường, huyện Gio Linh.

Một vụ phá rừng phòng hộ để trồng keo tại xã Linh Trường.
Một vụ phá rừng phòng hộ để trồng keo tại xã Linh Trường.

Ngày 10/5, lãnh đạo Ban quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải cho biết, đơn vị đã đề nghị UBND xã Linh Trường, Công an xã Linh Trường (huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) xử lý vụ phá rừng trồng phòng hộ.

Theo đó, từ năm 2019, Ban quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải triển khai trồng rừng tại tiểu khu 598T (xã Linh Trường) trên diện tích 50ha.

Đến năm 2020, lực lượng bảo vệ rừng phát hiện người dân tại địa bàn xã Vĩnh Ô (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) đến phá rừng trồng phòng hộ tại tiểu khu trên và lấn chiếm để trồng keo với tổng diện tích 6,8ha, gây thiệt hại khoảng 136 triệu đồng.

Sau khi phát hiện sự việc, đơn vị đã báo cáo cơ quan chức năng nhưng chưa xử lý triệt để.

Sau đó, Trạm quản lý bảo vệ rừng tiểu khu 604T thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải - kiểm tra rừng tại lô 3, khoảnh 4, tiểu khu 598T, phát hiện 2 vị trí rừng trồng phòng hộ bị chặt phá với diện tích 0,9ha.

Trạm quản lý bảo vệ rừng đã lập biên bản kiểm tra, giữ nguyên hiện trạng rồi báo cáo với UBND xã Linh Trường, UBND xã Vĩnh Ô, kiểm lâm địa bàn.

Ngày 22/2/2024 Hạt kiểm lâm Gio Linh kiểm tra hiện trường tại các lô 5e, 5k, khoảnh 4 và lô 25b, khoảnh 3, tiểu khu 598T xã Linh Trường, huyện Gio Linh và phát hiện 3 vị trí bị lấn chiếm với diện tích là 21.000 m2. Chủ rừng là Ban quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải.

Quá trình điều tra, xác định có 8 hộ gia đình ở thôn Xà Lời và Xà Nin ở xã Vĩnh Ô (huyện Vĩnh Linh) đã chặt phá rừng trồng phòng hộ rồi lấn chiếm đất để trồng keo, nhưng 8 hộ dân này không đồng ý trả lại đất.

Trước thực trạng trên, Ban Quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải đã đề nghị UBND xã Linh Trường, Công an xã Linh Trường, huyện Gio Linh sớm xử lý dứt điểm “hành vi hủy hoại rừng trồng phòng hộ, lấn chiếm đất rừng phòng hộ của 8 hộ dân”.

Trong đó, biện pháp cụ thể là buộc 8 hộ dân tự giải tỏa hết cây keo đã trồng trên 6,8ha đất rừng phòng hộ theo bản đồ thiết kế trồng rừng phòng hộ năm 2019 tại lô 1, khoảnh 3 và lô 1, lô 3, lô 6 thuộc khoảnh 4, tiểu khu 598T, để bàn giao lại mặt bằng đất rừng phòng hộ cho Ban Quản lý sử dụng theo đúng quy định.

Trước đó, một hộ dân ở xã Vĩnh Ô (huyện Vĩnh Linh) cũng phá rừng tự nhiên với diện tích 6ha tại tiểu khu 595 (xã Linh Trường, huyện Gio Linh) thuộc quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải, rồi chiếm đất trồng keo.

Dù phát hiện từ lâu, nhưng cơ quan chức năng không xử lý, hiện Ban quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải đang làm các thủ tục để khởi kiện hộ dân ra tòa.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đao phủ là nghề phải có nhưng hiếm người nhận làm. Ảnh: Ancient-origins.net

Phúc - họa nghề đao phủ

GD&TĐ - Trên phương diện pháp luật, đao phủ là người thực thi công lý nhưng trên phương diện lương tâm, họ là những kẻ tước đoạt mạng sống một cách tàn bạo.

Kích thích miễn dịch cây giống như việc tiêm vắc-xin cho cây trồng.

'Tiêm vắc-xin' cho cây trồng

GD&TĐ - Trong một thế giới đang phát triển và thay đổi nhanh chóng, nhu cầu sản xuất đủ lương thực cho mọi người đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.