Họ tên của học sinh được in bằng chữ nổi đi kèm với các bài phát biểu cảm nghĩ dưới dạng ghi âm.
Jeong Moon-jun, giáo viên nhà trường đồng thời là trưởng ban biên tập kỷ yếu, cho biết: “Đây là cuốn kỷ yếu đặc biệt dành cho học sinh khiếm thị. Các em bày tỏ xúc động bởi lần đầu tiên “nhìn thấy” bạn bè. Phụ huynh cũng vui mừng bởi con cái được nhận một món quà khó quên”.
Từng có kinh nghiệm sản xuất tác phẩm 3D dành cho người khiếm thị, ông Hwang Ung-bi, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Ươm mầm khởi nghiệp, Trường Đại học Quốc gia Kyungpook, đánh giá: Dự án kỷ yếu nhằm loại bỏ các rào cản công nghệ đối với học sinh khuyết tật.
Người khiếm thị có thể bị gạt ra ngoài xã hội trước sự phát triển của công nghệ mới. Chúng tôi muốn loại bỏ chướng ngại đó, bắt đầu từ những cuốn kỷ yếu đặc biệt”.
Theo ông Ung-bi, cuốn kỷ yếu đã khai thác khả năng “đọc bằng tay” rất đặc biệt của người khiếm thị. Dự án thành công nhờ sự phối hợp tích cực giữa giáo viên Trường Daegu Kwangmyung cùng 11 nhà nghiên cứu xuyên suốt 6 tháng vừa qua.
“Công nghệ in 3D đòi hỏi nhiều công đoạn chụp, chuyển đổi kỹ thuật số. Nhưng niềm đam mê và tình yêu thương của giáo viên dành cho học sinh khuyết tật đã truyền cảm hứng để chúng tôi hoàn thành tác phẩm này”, ông Ung-bi bày tỏ.