Hạn chế phát triển nhà thấp tầng: Hạ tầng đô thị lõi TP.HCM chịu thêm áp lực?

Hạn chế phát triển nhà thấp tầng: Hạ tầng đô thị lõi TP.HCM chịu thêm áp lực?

Trong đó, việc hạn chế phát triển nhàở thấp tầng tại lõi trung tâm TP.HCM  đượcnhiều chuyên gia nhìn nhận và phân tích.

Siếtphát triển nhà ở đơn lẻ tại lõi trung tâm TP có hợp lý?

Theođề án, TP.HCM không khuyến khích đẩy mạnh phát triển nhà ở thấp tầng để tận dụngquỹ đất làm nhà ở cao tầng nhằm đáp ứng về số lượng và tỉ lệ nhà ở chung cưtrong các dự án nhà ở mới.

Báocáo của Sở Xây dựng TP.HCM cho thấy: trên địa bàn TP có khoảng 1,92 triệu cănnhà, trong đó nhà ở riêng lẻ chiếm hơn 88% còn lại là căn hộ chung cư. Mật độnhà ở trung bình trên toàn TP hiện là 913 căn/km2, thấp nhất tại huyệnCần Giờ là 29 căn/km2, cao nhất tại quận 4 với 10.894 căn/km2.Diện tích bình quân về nhà ở của TP đạt 20,1m2/người.

Riêngtrong giai đoạn 2016-2019, TP.HCM phát triển thêm 98.000 căn nhà ở thương mại,tập trung chủ yếu ở nội thành hiện hữu và nội thành phát triển. Trong khi đónhà ở xã hội giai đoạn 2016-2019 có 23 dự án hoàn thành với tổng số 12.828 căn.Vì vậy, Sở Xây dựng TP.HCM kiến nghị TP.HCM tập trung chuyển đổi mô hình nhà ởtừ thấp tầng sang nhà ở cao tầng hiện đại, tăng tỉ lệ nhà ở chung cư trong cácdự án đầu tư xây dựng nhà ở mới.

Cụthể, theo đề án trong giai đoạn tới TP.HCM sẽ phát triển nhà ở lan toả theo hệthống giao thông đô thị, các tuyến đường chính kết nối các đô thị vệ tinh,đường vành đai liên kết vùng, hệ thống đường sắt trên cao, gắn liền với quy hoạchkinh tế xã hội của TP. Đặc biệt, phát triển hạ tầng đường hành lang ven kênh rạch,ngăn ngừa tái diễn tình trạng nhà trên và ven kênh rạch để giảm "mở" quỹ đất ítỏi còn lại tại trung tâm.

Tuynhiên, khi nói về đề án của Sở Xây dựng TP.HCM, nhiều chuyên gia quy hoạch tỏra lo ngại khi khu vực trung tâm TP.HCM vốn dĩ đang đối mặt với áp lực hạ tầngđô thị rất lớn thời gian qua, nếu giờ phát triển nhà cao tầng, chung cư tại lõitrung tâm trong khi hạ tầng kỹ thuật nhà ở nhiều khu vực chưa được cải tạo, nâng cấptương xứng đã dẫn tới quá tải về hạ tầng chung.

Hạn chế phát triển nhà thấp tầng: Hạ tầng đô thị lõi TP.HCM chịu thêm áp lực? ảnh 1
Theo nhiều chuyên gia việc hạn chế phát triển nhà thấp tầng, ưu tiên phát triển nhà cao tầng rất dễ khiến lõi trung tâm TP.HCM đối diện quá tải hạ tầng cục bộ

Cầnlinh hoạt phát triển nhà ở với nhu cầu người dân

Nóivề vấn đề phát triển hạ tầng đô thị của TP.HCM, tại Hội nghị lần thứ 42 Ban Chấphành Đảng bộ TP.HCM khóa X mới đây, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhânnhìn nhận: Điểm nghẽn lớn nhất hiện nay của TP.HCM là hạ tầng giao thông pháttriển chậm, không tương thích. 

Vì vậy trong giai đoạn tới TP cần phải đầu tư mạnhvề hạ tầng giao thông đô thị, tháo "điểm nghẽn" hạ tầng để khơi thông tính liênkết trong hạ tầng giao thông, du lịch với các vệ tinh vùng.

Chính bởi những hạn chế và quá tải về năng lực hạ tầng đô thị nên định hướng chỉ phát triểnnhà cao tầng tại lõi trung tâm TP nhằm đáp ứng số lượng và tỉ lệ về nhà ở của SởXây dựng TP.HCM mang đến nhiều quan ngại.

Theoông Hà Thiệu Phô- Kiến trúc sư, Giám đốc Công ty Tư vấn & Thiết kế kiếntrúc An Việt (Quận 3, TP.HCM); vấn đề quy hoạch là rất quan trọng đối với sựphát triển của TP nói chung, thị trường bất động sản nói riêng. Vì thế, TP cầnđưa ra định hướng rõ ràng, các điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể cho từng khu vực vàcó lộ trình phát triển để lập quy hoạch.

"Vídụ, trong đề án "Xây dựng chương trìnhnhà ở giai đoạn 2021-2030" Sở Xây dựng TP.HCM cần nêu rõ khu vực nào chobao nhiêu % xây dựng thấp tầng, bao nhiêu % xây cao tầng. Khu nào cấm, điều nàycần phải hài hòa, tương ứng với hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị khu đó theohướng dự báo 5-10 năm sau để tránh sự quá tải cục bộ khi dân số và quỹ nhà ởgia tăng nóng. Còn như hiện nay đề án chỉ định hướng chung chung thì rất khó thựchiện, rất khó đi vào thực tế." – KTS Hà Thiệu Phố nói.

Hạn chế phát triển nhà thấp tầng: Hạ tầng đô thị lõi TP.HCM chịu thêm áp lực? ảnh 2
Nhà ở tại trung tâm TP.HCM cần phát triển dựa theo nhu cầu và nằm trong giới hạn của quy hoạch

Nhìnnhận đề án "Xây dựng chương trình nhà ởgiai đoạn 2021-2030" với mục tiêu hạn chế phát triển nhà ở thấp tầng tạilõi trung tâm TP còn nhiều điểm cần tháo gỡ, cụ thể hơn, ông Nguyễn Anh Đào- TổngGiám đốc Công ty VietHome cho rằng đề án cần chi tiết và cụ thể hơn.

"Đềán kiểu định hướng chung chung sẽ gây nên những rào cản không đáng có với thịtrường bất động sản. Cụ thể, rất dễ dẫn đến vấn đề pháp lý dự án của doanh nghiệpbất động sản lại tiếp tục rơi vào vòng luẩn quẩn, tình trạng chậm trễ dự án tiếptục xảy ra trên thị trường"- ông Đào nhận định.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Chợ Bến Thành được xếp hạng di tích cấp thành phố vào tháng 11/2024, minh chứng cho giá trị lịch sử đô thị và văn hóa của địa danh. Ảnh: Thùy Linh.

TPHCM đầu tư lớn bảo tồn di tích

GD&TĐ - TPHCM dành hơn 1000 tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo các di tích văn hóa - lịch sử trong 6 tháng đầu năm 2025, hướng đến gìn giữ giá trị truyền thống.