Hải Phòng tổ chức chuyên đề "Dạy học môn Nghệ thuật nội dung Âm nhạc"

GD&TĐ - Sáng 23/10, tại Trường THCS Đà Nẵng, quận Ngô Quyền, Sở GD&ĐT Hải Phòng tổ chức chuyên đề "Dạy học môn Nghệ thuật nội dung Âm nhạc theo chương trình GDPT 2018, năm học 2021-2022".

Giờ dạy của cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hà.
Giờ dạy của cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hà.

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hà, Trường THCS Đà Nẵng và học sinh lớp 6D1 học chủ đề 3: Biết ơn thầy cô, tiết 2: Thường thức âm nhạc: Đàn tranh, đàn đáy, bộ sách Cánh Diều.

Học sinh được cùng cô ôn tập bài Bụi phấn, kết hợp gõ đệm bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể; trải nghiệm khám phá trong không gian âm nhạc.

Tiết lên lớp thứ 2 do cô giáo Lê Thu Hà, Trường THCS Võ Thị Sáu, quận Lê Chân lên lớp chủ đề 4, tiết 1: Hát bài hát Những ước mơ, Nghe nhạc, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Học sinh được tiếp xúc với Nghệ nhân, làm quen với nhạc cụ truyền thống.
Học sinh được tiếp xúc với Nghệ nhân, làm quen với nhạc cụ truyền thống.

Chuyên đề giúp giáo viên dạy môn Âm nhạc hình dung cách thức tổ chức môn học, kỹ thuật lên lớp, cách xác định mục tiêu bài dạy... Cách thức xác định chuẩn xác mục tiêu bài học, thiết kế bài học thế nào phát huy tính tích cực của học sinh.

Nếu như chương trình hiện hành, môn Âm nhạc chỉ dạy ở cấp tiểu học và THCS thì chương trình mới môn học này được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12. Môn học này được bổ sung thêm mạch nội dung Nhạc cụ, bao gồm nhạc cụ tiết tấu và nhạc cụ giai điệu.

Môn Âm nhạc lớp 6 được xây dựng đáp ứng dạy học phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, coi trọng thực hành, đa dạng các hoạt động của học sinh để tạo tính sinh động.

Tiết học Âm nhạc của Trường THCS Võ Thị Sáu, quận Lê Chân.
Tiết học Âm nhạc của Trường THCS Võ Thị Sáu, quận Lê Chân.

Qua học Nhạc cụ tiết tấu, học sinh biết cách dùng các nhạc cụ gõ để đệm cho bài hát, vận động theo bài hát, bài đọc nhạc mà các em đã học. Ngay cả với bài học Thường thức nhạc, học sinh không chỉ được thảo luận, tìm tòi mà còn được vận động, gõ đệm khi nghe nhạc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ