Hải Phòng: “Đi trước, đón đầu” đổi mới

GD&TĐ - Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định mục tiêu:

Chuyển đổi số mang lại những thành công bước đầu trong công tác giáo dục.
Chuyển đổi số mang lại những thành công bước đầu trong công tác giáo dục.

Xây dựng Hải Phòng trở thành “trung tâm quốc tế về giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ”. Hiện thực hóa điều này, Hải Phòng coi GD là công cụ, vũ khí thúc đẩy lĩnh vực khác cùng phát triển.

Nỗ lực chuyển đổi số trong giáo dục

Hải Phòng tự hào duy trì vị trí tốp dẫn đầu cả nước về chất lượng giáo dục với những thành tích vượt trội qua các kỳ thi vào 10 THPT, tốt nghiệp THPT, HS giỏi quốc gia, quốc tế. TP Hải Phòng cũng là địa phương đi đầu khi có những cơ chế, chính sách đặc thù về khuyến học, khuyến tài tạo nên những giá trị nhân văn tốt đẹp, động lực cho HS học tập tốt, thu hút nhân tài.

Trên lộ trình đổi mới, ngành Giáo dục luôn là đơn vị tiên phong, dũng cảm “đi trước, đón đầu”. Theo PGS.TS Lê Quốc Tiến - Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào chuyển đổi số trong giáo dục là thành tựu đáng ghi nhận của ngành GD thành phố năm 2020, bước đầu đặt nền móng cho việc xây dựng hệ sinh thái trong giáo dục 4.0. Đó là thành quả vững chắc để Hải Phòng dần trở thành “trung tâm quốc tế về giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ” như Nghị quyết 45 NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị đặt ra.

PGS.TS Lê Quốc Tiến trong một hội thảo về chuyển đổi số trong giáo dục.
PGS.TS Lê Quốc Tiến trong một hội thảo về chuyển đổi số trong
giáo dục.

Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng chia sẻ: Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 3/6/2020 nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực hướng ra toàn cầu.

Giáo dục là một trong 8 ngành, lĩnh vực cần được ưu tiên chuyển đổi số. Bởi, mục tiêu của GD&ĐT là xây dựng một hệ thống giáo dục bảo đảm cho mọi công dân đều được học tập suốt đời. Đồng thời, trong hệ thống đó có những chính sách và cơ chế tương ứng để bảo đảm cho mọi công dân góp sức phát triển các hình thức học tập thường xuyên trên mọi địa bàn dân cư. Trên cơ sở đó tạo ra lực lượng lao động của nền kinh tế tri thức, nguồn lao động sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

PGS Lê Quốc Tiến nhận định: Thông qua số hóa kinh nghiệm học tập, mọi công dân đều có thể cải thiện kỹ năng của mình, với một mục tiêu chung là tạo ra quy trình giáo dục hấp dẫn, hiệu quả hơn và tiến tới cá nhân hóa với mọi công dân; tạo cơ hội học tập mọi lúc, mọi nơi và học tập suốt đời. Chuyển đổi số là con đường đưa giáo dục Hải Phòng chuyển mình từng bước xây dựng hệ sinh thái giáo dục.

Với những thành công bước đầu trong chuyển đổi số, đến nay, 910 cơ sở giáo dục, 32.141 giáo viên, 433.425 học sinh tại Hải Phòng đều có mã định danh riêng và theo suốt quá trình công tác, học tập. Từ những dữ liệu ngành, mọi công tác quản, lý điều hành xây dựng lộ trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, bổ sung cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu GD của từng địa phương một cách cụ thể, khoa học.

Hải Phòng đã triển khai sổ điểm, học bạ điện tử đến mọi công tác chỉ đạo, điều hành trên môi trường mạng. Học liệu số như: Sách điện tử, thư viện điện tử, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, bài giảng điện tử, phần mềm học điện tử, phần mềm ứng dụng mô phỏng… ở tất cả cấp học, môn học gắn với việc chia sẻ học liệu giữa nhà trường được phát triển. Hiện kho học liệu số toàn ngành Giáo dục Hải Phòng có trên 7.000 bài giảng E-learning và gần 200 đầu SGK được số hóa.

Đầu cầu Hải Phòng trong Hội nghị tổng kết ngành Giáo dục 2020.
Đầu cầu Hải Phòng trong Hội nghị tổng kết ngành Giáo dục 2020.

Bắt nhịp cùng xu thế

Nhờ CNTT, chuyển đổi số mà ngành GD Hải Phòng đã thực hiện tốt nhiệm vụ kép “vừa chống dịch vừa bảo đảm các nhiệm vụ giáo dục”, những bài dạy trực tuyến  giúp HS có thể dừng đến trường mà không dừng học.

Được mệnh danh là người “bắt nhịp xu thế”, cô  Nhữ Thị Luyến - GV Trường Tiểu học Minh Đức (huyện Tiên Lãng) tích cực ứng dụng CNTT vào giảng dạy trực tuyến cho HS trong thời gian nghỉ học do dịch. Dù là GV trường tiểu học ngoại thành Hải Phòng, mọi điều kiện còn khó khăn nhưng cô Luyến vẫn say mê tìm tòi, ứng dụng phương pháp mới để nâng cao chất lượng giáo dục. Từ việc giảng dạy trực tuyến, soạn bài đến tìm hiểu kho dữ liệu bài dạy trực tuyến, quản lý học sinh trên không gian mạng cô Luyến đều thành thạo.

Cô Vũ Thị Thảo - GV Trường Tiểu học Núi Đèo (huyện Thủy Nguyên) cho hay: Số hóa bài giảng mang lại cho GV cơ hội trau dồi kiến thức, nâng cao kĩ năng sử dụng CNTT. Không gian lớp học được mở rộng khiến HS hào hứng, đem lại hiệu quả giáo dục. Đặc biệt, thời gian giãn cách xã hội do dịch bệnh, lợi ích từ chuyển đổi số với hoạt động giáo dục được thể hiện rõ.

Mặc dù đã nhiều tuổi nhưng cô Thảo không quản ngại khó khăn, thường mày mò ứng dụng CNTT để học tập, giảng dạy. Từ khi tích hợp các thông tin của ngành, trường, lớp, phụ huynh trên không gian mạng, cô Thảo thấy triển khai mọi công tác thuận tiện, khoa học và hiệu quả hơn nhiều.

Để thực hiện thành công chuyển đổi số còn có nhiều thách thức. Ngoài lý do khách quan: Cơ sở vật chất, hạ tầng viễn thông; sự chênh lệch hạ tầng giữa vùng - miền;  đầu tư về nhân lực tài chính để xây dựng dữ liệu, học liệu… khó khăn lớn nhất đó là thay đổi tư duy trong chính đội ngũ những người làm quản lý, thầy cô và cả phụ huynh, HS. Thay đổi tư duy, đồng lòng, quyết tâm đổi mới sẽ giúp ngành GD bắt nhịp cùng xu thế. - PGS.TS Lê Quốc Tiến

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các chiến binh Houthi cùng hệ thống 2K12 Kub.

Ác mộng với tiêm kích Mỹ

GD&TĐ - Lực lượng Ansar Allah (Houthi) ở Yemen tuyên bố đã bắn hạ một tiêm kích hạm F/A-18 của Hải quân Mỹ khi tham gia chiến dịch tấn công Houthi.