2 phần cấu trúc đề Ngữ văn
Môn Ngữ văn, Sở GD&ĐT Hải Phòng cho biết giới hạn chương trình như sau: Phần tiếng Việt: Trong các câu hỏi và đề bài kiểm tra kĩ năng, học sinh sẽ phải vận dụng kiến thức toàn cấp.
Phần Tập làm văn: Dạng nghị luận văn học.
Phần đọc hiểu: Trọng tâm là các bài đọc - hiểu thuộc lớp 8 và lớp 9 sau đây : Tôi đi học; Trong lòng mẹ; Tức nước vỡ bờ; Lão Hạc; Ông đồ; Nhớ rừng; Quê hương; Khi con tu hú; Chuyện người con gái Nam Xương; Hoàng Lê nhất thống chí (hồi 14); Chị em Thuý Kiều; Cảnh ngày xuân; Kiều ở lầu Ngưng Bích; Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga; Đồng chí;
Bài thơ về tiểu đội xe không kính; Đoàn thuyền đánh cá; Bếp lửa; Làng; Lặng lẽ Sa Pa; Chiếc lược ngà; Mùa xuân nho nhỏ; Viếng lăng Bác; Sang thu; Núi với con; Những ngôi sao xa xôi.
Cấu trúc đề thi gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận.
Phần trắc nghiệm gồm 8 câu; mỗi câu 0,25 điểm Phạm vi kiến thức: bao gồm cả 3 phân môn. Số câu ở mỗi phân môn tỷ lệ thuận với thời lượng học trong chương trình.
Mức độ cơ bản là các câu hỏi kiểm tra việc ghi nhớ kiến thức. Dành một số ít câu thích hợp hỏi mức độ thông hiểu. Xây dựng các câu hỏi chủ yếu theo mạch kiến thức của bài đọc hiểu.
Phần tự luận, với bài tự luận ngắn sẽ gồm 1 câu. Mỗi đề thi tuyển sinh ở phần này sẽ có một câu hỏi kiểm tra kiến thức và kĩ năng vận dụng tổng hợp Tiếng Việt, Đọc- hiểu, Làm văn; chiếm khoảng 2-3 điểm
Nội dung: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm (với những tác giả, tác phẩm chiếm thời lượng lớn trong chương trình như : Nguyễn Du và Truyện Kiều, Nguyễn Đình Chiểu và Lục Vân Tiên );
Phát hiện và phân tích cấu tạo, nêu giá trị của biện pháp tu từ trong một vài câu thơ, hay một khổ thơ ngắn.
Ngoài kĩ năng viết đoạn văn, thường kèm theo yêu cầu vận dụng kiến thức về ngữ pháp, về biện pháp tu từ hay hình thức liên kết, kiểu đoạn...
Bài làm văn, ngữ liệu lấy từ các bài Đọc - hiểu đã được giới hạn ở trên. Nội dung này gồm 1 câu, chiếm 5 - 6 điểm (tùy thuộc bài tự luận ngắn 2 hay 3 điểm).
Nội dung: Kiểm tra năng lực vận dụng tổng hợp kiến thức và kĩ năng đọc - hiểu , liờn mụn và làm văn để giải quyết một vấn đề nào đó được thể hiện trong các văn bản đọc hiểu chủ yếu là chương trình lớp 8 và lớp 9.
Cấu trúc đề thi môn Toán
Với 120 phút, đề thi môn Toán gồm 2 phần.
Phần I (2.0 điểm) gồm 8 câu trắc nghiệm khách quan, trong đó, 4 câu đại số và 4 câu hình học. Nội dung là các kiến thức cơ bản trong chương trình Toán THCS (Tập trung vào lớp 9).
Phần II (8.0 điểm) là phần tự luận với 4 câu.
Câu 1 (1.5 điểm): Bài toán có nội dung về căn thức: Các phép toán về căn thức, các phép biến đổi căn thức, so sánh 2 số có chứa căn, rút gọn biểu thức chứa căn, chứng minh đẳng thức…
Bài toán liên quan đến hàm số và đồ thị: Chứng minh điểm thuộc, không thuộc đồ thị, xác định hàm số khi cho trước một số điều kiện, tìm giao điểm của hai đồ thị, vẽ đồ thị hàm số.
Câu 2 (2.5 điểm): Bài toán có nội dung về phương trình, bất phương trình bậc nhất một ẩn, hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn: Giải phương trình, bất phương trình, hệ phương trình, tìm điều kiện của tham số để phương trình, bất phương trình, hệ phương trình thỏa mãn tính chất cho trước.
Bài toán có nội dung về phương trình bậc 2, định lý Viet: Giải phương trình với hệ số xác định, các phương trình quy về được phương trình bậc 2, tìm điều kiện của tham số để phương trình thỏa mãn điều kiện cho trước, chứng minh phương trình luôn thỏa điều kiện cho trước, tìm hai số khi biết tổng và tích, biểu thức đối xứng của hai nghiệm, hệ thức giữa hai nghiệm không phụ thuộc vào tham số, điều kiện để hai nghiệm liên hệ với nhau bởi một hệ thức cho trước, xác định dấu các nghiệm số.
Giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình.
Câu 3 (3.0 điểm): Là bài toán có nội dung về hình học phẳng (tổng hợp): Các bài tập có nội dung tính toán, quan hệ song song, vuông góc của đường thẳng, quan hệ bằng nhau của đoạn thẳng, góc. Các bài tập về tam giác, tứ giác, đường tròn. Các bài toán về điểm, cực trị…
Câu 4 (1.0 điểm): Bài toán tổng hợp.