Hải Phòng: Cơn bão qua đi, tình người còn mãi

GD&TĐ - Cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Đức Cảnh, quận Lê Chân xắn tay, vào bếp nấu ăn cho hàng chục hộ dân đang tạm trú sau bão.

Cô Phạm Thị Ngà - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Đức Cảnh giao cơm cho cán bộ phường An Dương để phục vụ người dân tạm lãnh sau bão.
Cô Phạm Thị Ngà - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Đức Cảnh giao cơm cho cán bộ phường An Dương để phục vụ người dân tạm lãnh sau bão.

Cơn bão số 3 đã càn quét gây thiệt hại rất lớn trong các trường học tại Hải Phòng. Cùng với các đơn vị khác, Trường Tiểu học Nguyễn Đức Cảnh cũng ảnh hưởng không nhỏ.

Thực hiện chủ trương của các cấp, ngành, ngay trước khi cơn bão ập tới Hải Phòng, tập thể cán bộ, giáo viên của nhà trường đã khẩn trương vệ sinh trường lớp, chuẩn bị nơi ăn, chỗ nghỉ cho hàng trăm hộ dân sống trong các chung cư cũ nát của phường Lam Sơn, quận Lê Chân.

ndc6.jpg
Hội trường tầng 3, phường An Dương là "ngôi nhà chung" ấm tình người cho các hộ dân trước, trong và sau bão số 3.

Cơn bão qua đi, các hộ dân tạm trú tại trường an toàn trở về nhà cũng là lúc các thầy cô giáo nhà trường dồn sức dọn dẹp, vệ sinh khuôn viên sân trường, các lớp học để chuẩn bị đón trò bước vào những ngày đầu sau lễ khai giảng năm học mới 2024-2025.

Song song với việc khắc phục hậu quả bão lũ, cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Đức Cảnh nhận nhiệm vụ nấu ăn, phục vụ cho gần 60 người dân đang tạm trú tại UBND phường An Dương. Đây là những hộ dân đang sống tại tầng 3, các khu chung cư cũ nát của phường An Dương. Trước bão họ được di tán, tạm trú tại các địa điểm công cộng, được chính quyền địa phương, các nhà trường bố trí chỗ ăn nghỉ, sinh hoạt an toàn. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cơn bão Yagi, toàn bộ mái nhà của họ bị tốc mái, sập xệ không thể quay lại tiếp tục sinh sống. Trước tình thế đó, lãnh đạo phường An Dương bố trí hội trường tầng 3 để đón các hộ dân về đây.

ndc5.jpg
Ở nơi tạm lánh có nhiều em nhỏ, nhiều học sinh của các trường học trên địa bàn.

Ông Đỗ Quang - Chủ tịch phường An Dương cho hay, toàn phường có 12 lô tập thể, trong đó có 10 lô hạng D; tổng 548 hộ dân, hơn 2.000 người. Thực hiện chỉ đạo của thành phố, đến 3 giờ sáng ngày 7/9, trước khi bão số 3 đổ bộ vào Hải Phòng, phường đã động viên, di tán họ về những nơi an toàn. Trong đó, nhiều hộ di chuyển về nhà người quen, các điểm tạm trú khác; còn lại gần 600 người dân được di chuyển về 3 địa điểm công cộng như: UBND phường, Trường mầm non An Dương, Trường THCS Nguyễn Bá Ngọc.

Bão qua đi, 5 lô nhà tập thể bị tốc mái tầng 3, trong đó lô 10 bị nặng nhất. Tổng 63 hộ, 150 người dân chưa thể về nhà sau bão. Nhiều người đã liên hệ tạm lánh nhà người thân; còn lại 30 hộ, gồm 55 người dân được tạm trú tại UBND phường được lo chỗ ăn, nghỉ, thuốc men.

Vậy là, lực lượng của phường gồm 19 cán bộ, công chức, viên chức căng mình phục vụ nhân dân, trước, trong và sau bão. Lực lượng công an phường có 16 đồng chí cũng túc trực đảm bảo 100% quân số.

ndc0.jpg
ndc01.jpg
Bếp ăn Trường Tiểu học Nguyễn Đức Cảnh, quận Lê Chân những ngày sau bão số 3.

Với tinh thần "Thương người như thể thương thân", rất nhiều đơn vị, cá nhân đã đến động viên, thăm hỏi và tặng quà các hộ dân. Trong đó có tập thể cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Đức Cảnh (trường học thuộc phường Lam Sơn, giáp phường An Dương, quận Lê Chân).
"Nhiều ngày liền, nhà bếp của trường đã nấu ăn ngày 2 lần mang cơm đến cho các hộ dân đang tạm trú tại UBND phường. Đó không chỉ là tinh thần, trách nhiệm với cộng đồng mà còn là nghĩa cử cao đẹp của các thầy cô giáo", ông Đỗ Quang, Chủ tịch phường An Dương cho hay.

Bà Hoàng Thị Kim Loan, người dân lô 6, phường An Dương cho biết, được chính quyền địa phương bố trí chỗ tạm lánh, gia đình rất an tâm. Sự quan tâm, chu đáo của chính quyền địa phương và các thầy cô giáo Trường Tiểu học Nguyễn Đức Cảnh khiến gia đình rất xúc động.

Cụ Trần Thị Nguyệt, 85 tuổi, sinh sống tại lô 10, phường An Dương chia sẻ: "Nhà tôi ở tầng 3, nơi bị ảnh hưởng nặng nề sau bão. Dù có nhà nhưng tôi và con gái không thể về để sinh sống do bị tốc hết mái. Sau bão, gia đình tạm ở lại UBND phường. Rất biết ơn chính quyền các cấp, đặc biệt cán bộ phường An Dương, các nhà hảo tâm và tập thể giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Đức Cảnh".

ndc4.jpg
ndc1.jpg
Những suất ăn giàu dinh dưỡng được trao tận tay người dân tạm trú tại phường An Dương.

Cùng tạm trú tại UBND phường An Dương, còn có nhiều cụ già, trẻ nhỏ. Trong đó, nhỏ nhất có bé mới 7 tháng tuổi, nhiều em còn là học sinh. Tất cả được ăn, nghỉ tại tầng 3 của UBND phường; được bố trí quạt mát, điều hoà, ti vi; khu vệ sinh sạch sẽ. Hàng ngày, các hộ dân được cung cấp các suất ăn miễn phí, ấm nóng từ các thầy cô Trường Tiểu học Nguyễn Đức Cảnh.

Cô Phạm Thị Ngà - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Đức Cảnh chia sẻ: Từ ngày 11/9, nhà trường nấu ăn và mang đến cho các hộ dân bị ảnh hưởng sau bão số 3 tại phường An Dương. Đây là trách nhiệm cộng đồng của toàn ngành khi chung tay cùng chính quyền các cấp hỗ trợ người dân ảnh hưởng sau bão. Toàn bộ thực phẩm nhà trường được 1 công ty cung cấp.

Cán bộ, cô nuôi của trường ngoài phục vụ học sinh ăn bán trú, còn tăng cường để nấu ăn phục vụ nhân dân. Dù vất vả nhưng ai đấy đều vui. Ban giám hiệu nhà trường, tập thể giáo viên thường xuyên hỗ trợ, động viên và cùng nhân dân cố gắng vượt qua khó khăn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.