Hai nhà nghiên cứu Việt Nam lọt top 100 nhà khoa học tiêu biểu châu Á năm 2019

GD&TĐ -Tạp chí khoa học Asian Scientist  (Singapore) vừa công bố.GS Nguyễn Thanh Liêm và TS Nguyễn Thị Hiệp của Việt Nam nằm trong danh sách 100 nhà khoa học tiêu biểu của châu Á.

Hai nhà nghiên cứu Việt Nam lọt top 100 nhà khoa học tiêu biểu châu Á năm 2019

Đây là năm thứ tư Asian Scientist công bố danh sách 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á.

Trong danh sách 100 nhà nghiên cứu tiêu biểu châu Á năm 2019 do Tạp chí Asian Scientist vừa công bố, có hai nhà khoa Việt Nam là GS Nguyễn Thanh Liêm - Viện nghiên cứu Tế bào gốc và công nghệ gene Vinmec  và TS Nguyễn Thị Hiệp -Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP.HCM.

Như vậy, tính từ khi sáng lập vào năm 2016, Việt Nam có 7 người lọt vào danh sách bình chọn của Asian Scientist, trong đó ĐHQG TP.HCM chiếm 4 vị trí.

GS Nguyễn Thanh Liêm được tạp chí Asian Scientist đưa vào mục các nhà khoa học có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực Khoa học đời sống. Ông là bác sĩ phẫu thuật nội soi khoa Nhi hàng đầu, là người Việt Nam đầu tiên thực hiện phẫu thuật nội soi cho trẻ vào năm 1997, người đầu tiên thực hiện ghép thận và gan tại bệnh viện trẻ em Việt Nam.

GS Nguyễn Thanh Liêm
GS Nguyễn Thanh Liêm 

Ông còn là giám đốc Viện nghiên cứu Tế bào gốc và công nghệ gene Vinmec. Mới đây ông công bố nghiên cứu chấn động về giải trình tự gen người Việt. Với những thành tích đáng chú ý trong những năm qua, giáo sư Liêm từng được trao giải thưởng Nikkei châu Á cho khoa học và công nghệ.

TS Nguyễn Thị Hiệp
 TS Nguyễn Thị Hiệp

TS Nguyễn Thị Hiệp, làm việc tại Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP.HCM. Năm 2018, nữ khoa học từng nhận giải thưởng L"Oreál - UNESCO dành cho các nhà khoa học nữ xuất sắc dưới 40 tuổi, với nghiên cứu loại keo có thể dùng để chữa các loại vết thương khác nhau, diệt khuẩn và giảm thời gian tái tạo mô.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.