Cứ nghĩ xuất phát điểm chắc chắn như thế, cả hai đã quá hiểu nhau và là nền tảng cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc sau này.
Thế nhưng đến khi "về chung một nhà", cái tôi quá lớn của mỗi người nảy sinh và thể hiện trong những va chạm hằng ngày khiến cả hai đều mệt mỏi. Khi con gái chung mới được hơn một tuổi, chúng tôi đã quyết giải phóng cho nhau và mỗi người theo một hướng đi mới.
Thời điểm còn sống chung, em đã có ý định cả gia đình nhỏ về quê để sớm ổn định. Em nói cuộc sống Hà Nội quá đắt đỏ với áp lực lớn, sẽ sớm thiêu trụi năng lượng của người trong cuộc.
Áp lực mua nhà, trả tiền nợ ngân hàng khiến mỗi người chỉ lao đi làm như một cái máy. Thời gian mỗi thành viên dành cho gia đình sẽ dần ít ỏi và tình cảm mòn vẹt đi. Tuy nhiên, nuôi mộng lớn lập nghiệp ở thủ đô nên tôi cương quyết chèo lái gia đình trụ lại.
Sau khi ly hôn, không còn lý do lưu luyến mảnh đất Hà thành nữa, em ôm con về quê và nhanh chóng ổn định công việc phù hợp với chuyên môn mà em được học.
Còn lại tôi một mình sau hôn nhân tan vỡ. Sự thảnh thơi vì được tự do làm theo ý mình quyết đã nhanh chóng qua đi, nhường chỗ cho nỗi cô đơn và khoảng trống quá lớn trong tâm hồn.
Để em và con tuột khỏi tầm tay rồi, tôi mới thấm thía một mái ấm gia đình quý giá biết nhường nào. Tôi đã có một tổ ấm nho nhỏ, là nơi yên bình đi về sau một ngày làm việc vất vả. Chỉ vì tính hiếu thắng và cái tôi cao ngạo của thằng đàn ông mà tôi đã vuột mất mái ấm ấy khỏi tầm tay.
Nuối tiếc người cũ, tôi vẫn đeo nhẫn cưới để thầm nhắc nhở bản thân hãy biết trân quý những gì thuộc tầm tay, đừng bao giờ có quyết định nông nổi như sự cố đáng tiếc vừa xảy ra nữa.
Đã hai năm sau ngày ly hôn nhưng tôi vẫn quay cuồng trong giấc mộng mua nhà - tìm người mới tâm đầu ý hợp để "lắp ghép" thành một gia đình mới.
Tuy nhiên, những mẹ trẻ đơn thân thì không phải đối tượng tôi nhắm tới, còn những cô gái trẻ đẹp quyến rũ và thảnh thơi một mình thì đích đến của họ lại không phải là tôi. Thành thử tôi vẫn đi về lẻ bóng một mình và nuối tiếc khôn nguôi người vợ cũ.
Rồi những thành viên cùng lớp phổ thông ngày xưa đứng ra tổ chức họp lớp kỷ niệm 10 năm ngày ra trường. Trong ngày kỷ niệm ấy, tôi gặp lại vợ cũ. Cũng như tôi, em vẫn lưu luyến và giữ lại nhẫn cưới trong cuộc hôn nhân đầu ở ngón tay áp út của mình. Em nói sai lầm lớn nhất cuộc đời em là đã để mất tôi.
Giờ đây em có sự nghiệp ổn định ở quê nhà, lại được gần bố mẹ, coi như những ước muốn ngày xưa đã thỏa nguyện. Nhưng đánh đổi lại nỗi đau hôn nhân tan vỡ vẫn giày vò em hằng đêm. Để mất tôi rồi, em mới thấy cá nhân vẫn còn yêu tôi rất nhiều.
Em thấm thía rằng ly hôn là một con thuyền mà khi ai đó chấp nhận trèo lên, thì chỉ có cách chèo lái nó đi xa bờ hơn nữa, không còn cơ hội ngoái đầu lại. Cái tôi cá nhân và lòng sĩ diện quá lớn khiến bản thân mỗi người dù trong lòng nuối tiếc nhưng đành phải chôn chặt nỗi lòng.
Chúng tôi khóc khi nhìn sâu vào mắt nhau. Hóa ra cả hai đã quá dại khờ và nông nổi khi để mất nhau, dù trong lòng vẫn còn yêu rất nhiều.
Chúng tôi có nên hạ cái tôi sĩ diện của mỗi người xuống để cho nhau một cơ hội? Tuy nhiên, tôi sợ rằng nếu cứ ngập ngừng như thế này thì tình cảm lưu luyến nuối tiếc nhau vẫn còn.
Liệu khi hàn gắn rồi, những vẫn đề xưa cũ lại nảy sinh, và chúng tôi lại cãi vã, làm mệt mỏi nhau từng ngày từng giờ như trước?