Hãi hùng video ghi lại hình ảnh nho phun sơn được bán công khai
Mới đây, video đăng tải trên Dailymail ghi lại hình ảnh người bán hàng thản nhiên phun sơn lên từng quả nho xanh để chuyển sang màu nho chín đỏ được đăng tải trên Dailymail đã khiến rất nhiều người cảm thấy kinh hãi.
Theo đó, Layla Khan, nữ du khách đến từ Birmingham, Anh, có dịp đến thăm Afzalpur, một ngôi làng ở Mirpur. Pakistan hồi tháng 8 vừa qua. Sau khi dì của Khan ăn nho mua tại chợ ở đây và bị tiêu chảy, cô gái người Anh cùng người em họ quyết định đi tìm hiểu sự thật.
Sau một hồi dạo quanh các quầy bán thực phẩm hoa quả tại ngôi chợ địa phương, Khan rất sốc khi tận mắt chứng kiến một người bán hàng rong đang dùng bình sơn xịt màu lên chùm nho, biến hóa món hoa quả hấp dẫn hơn nhiều trước khi bán cho khách.
Điều đáng nói là trong khi quay video, Khan bị người đàn ông phát hiện.
Điều đáng nói là trong khi quay video, Khan bị người đàn ông phát hiện. Nhưng thay vì tỏ thái độ tức giận hay có hành động lỗ mãng thì ông ta chỉ quay ra cười và nói với giọng bình thản "Mọi người ở đây đều làm như vậy".
Đoạn video này được Khan chia sẻ trên Facebook cá nhân như một lời cảnh báo khách du lịch khi tới đây cần cẩn trọng khi lựa chọn thực phẩm ngoài đường phố. Nữ du khách cũng chia sẻ thêm, chị của mình bị ốm và tiêu chảy nhiều ngày sau khi ăn nho mua ở những gánh hàng rong này.
Có thể nói, chuyện ăn nho phun sơn hay đồ ăn phun sơn nói chung chỉ là một vấn nạn nằm trong vô số những vấn nạn của việc ăn uống đường phố không đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Nhưng đồ ăn phun sơn đáng sợ như thế nào, khi đi vào cơ thể sẽ gây ra những chứng bệnh gì thì không phải ai cũng nắm rõ. Và tất nhiên, nó không chỉ nhẹ nhàng ở mức độ ngộ độc thực phẩm như dì của Khan.
Đoạn video này được Khan chia sẻ trên Facebook cá nhân như một lời cảnh báo khách du lịch khi tới đây cần cẩn trọng khi lựa chọn thực phẩm ngoài đường phố.
Ăn phải đồ ăn phun sơn, đồ ăn có dính sơn nói chung không thể tránh khỏi ngộ độc và nguy cơ mắc bệnh mãn tính
Theo PGS.TS Trần Hồng Côn (khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN), sơn không được sử dụng trong công nghệ thực phẩm nói chung. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo nguy cơ gây ung thư phổi nếu thường xuyên tiếp xúc trực tiếp và hít phải sơn không rõ nguồn gốc. Trong đó, trẻ em là đối tượng dễ nhiễm độc nhất.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học Thực phẩm, Đại học Bách khoa HN) cho biết thêm, bình thường sơn chỉ được dùng để sơn tường nhà, giúp tường nhà bóng đẹp, bền lâu, sau khi sơn nhà xong thì ít nhất 1 tuần mới về ở. Khoảng thời gian này cần khử mùi hắc nồng của sơn để hạn chế nguy cơ nhiễm độc, dị ứng, bệnh về hô hấp, đau đầu, khó chịu, buồn nôn…
Việc sử dụng sơn phun lên đồ ăn tạo màu bắt mắt đến giờ vẫn chưa có câu trả lời xác đáng.
Trong khi đó, người bán hàng trong video trên lại chẳng ngại ngần dùng sơn bôi bôi phết phết lên từng chùm nho cho màu nho chín bóng đẹp. Người mua cùng lắm cũng chỉ về rửa qua loa rồi thưởng thức, sẽ không thể nào làm hết được lớp sơn ở bên ngoài vỏ nho. Dùng đồ ăn phun sơn chẳng khác nào bạn đang đưa từng thìa chất độc qua miệng vào bụng mình.
Theo các chuyên gia, thực tế thì trong công nghệ chế biến thực phẩm có sử dụng sơn thực phẩm. Màu sắc món ăn của bạn sẽ được cải thiện đáng kể nhờ một loại sơn mới có thể xịt lên thực phẩm và ăn được. Loại sơn này được đặt tên là "Food Finish" được phát triển bởi công ty The Deli Garage của Đức. Ưu điểm của nó là không vị, có thể ăn được và tạo màu sắc cho thực phẩm giống như chúng được mạ kim loại là vàng, bạc...
"Food Finish" có các màu vàng, bạc, đỏ, xanh đựng trong các bình xịt giống như bình sơn phun sương khá tiện dụng và giúp cho mọi người có nhiều sự lựa chọn. Sơn thực phẩm "Food Finish" được tạo lên từ hỗn hợp của một loại rượu, màu thực phẩm và một loại bột được gọi là ánh kim tuyến giúp thực phẩm bóng, sáng như được mạ kim loại.
Tuy nhiên, không ai đảm bảo việc sơn nho trong video trên là loại sơn có thể ăn được, hơn nữa, nạn nhân ăn nho thì đã bị ngộ độc thực phẩm. Do đó không loại trừ dì Khan ăn phải loại sơn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thậm chí không được dùng trong công nghệ thực phẩm như sơn tường thông thường.
Sơn gồm có 4 thành phần chính: Chất tạo màng, bột màu, dung môi và phụ gia. Trong đó dung môi và phụ gia là hai thành phần chính thải ra VOCs (hợp chất hữu cơ dễ bay hơi). Việc hít phải sơn có nồng độ VOCs cao có thể gây ra các bệnh về hô hấp, những người có tiền sử về hen suyễn hay viêm xoang có thể làm cho bệnh thêm trầm trọng.
Một số loại sơn hiện nay trên thị trường không đặt tiêu chí sức khỏe người tiêu dùng lên hàng đầu, đặc biệt là sơn sử dụng trong nhà thường chứa các hóa chất độc hại như các dung môi và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs). Khi sơn khô, những chất này sẽ thải thường chứa các hóa chất độc hại như các dung môi và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs). Khi sơn khô, những chất này sẽ thải ra không khí và cơ thể chúng ta hít có thể gây đau đầu, chóng mặt.
Một số loại sơn hiện nay trên thị trường không đặt tiêu chí sức khỏe người tiêu dùng lên hàng đầu, đặc biệt là sơn sử dụng trong nhà.
Trên thị trường hiện nay còn có một số loại sơn rẻ tiền, không đảm bảo chất lượng thường chứa chì, thủy ngân trong kỹ thuật pha chế màu. Đây là 2 chất vô cùng nguy hiểm, xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp và đường miệng có thể gây ngộ độc tức thì, về lâu dài sẽ dẫn đến những bệnh mãn tính, và ung thư là căn bệnh không thể tránh khỏi.
Cụ thể hơn, nhiễm độc thủy ngân gây rát cho da và mắt. Hít phải thủy ngân gây ho, đau tức ngực, khó thở và đau rát ở phổi. Ở lâu nơi có thủy ngân sẽ bị run chân tay, giảm trí nhớ, mờ mắt, suy giảm chức năng thận và khả năng tập trung. Trong khi đó, ngộ độc chì cấp tính sẽ làm cho trẻ cáu kỉnh, kém tập trung, ói mửa, đi không vững, sức khỏe kém, hệ thần kinh bị ảnh hưởng, suy thận… Trường hợp mạn tính sẽ chậm phát triển trí tuệ, hay gây gổ, đau bụng, thiếu máu, suy nhược cơ bắp, suy thận… có thể tử vong.
Người lớn nhiễm độc chì sẽ bị dị ứng, phát ban, đau nhức, trí nhớ giảm sút, suy nhược thần kinh, đau tê ở đầu ngón chân, tay, bắp thịt mỏi yếu, nhức đầu, đau bụng, tăng huyết áp, thiếu máu, giảm trí nhớ, thay đổi tâm trạng, tinh trùng kém... để lâu khó chữa khỏi.
Ông Thịnh cũng cho biết thêm, không chỉ là việc quét sơn trực tiếp lên đồ ăn, hiện nay vẫn có nhiều người sử dụng thùng sơn để đựng thực phẩm. Thùng sơn là thùng nhựa, khi đựng sơn có một số thành phần hóa chất ngấm vào thùng nhựa khiến nhựa này không có độ an toàn cao. Đặc biệt, dưa cà muối là loại chứa axit mạnh, khi ngâm thực phẩm lâu thì sẽ tích lũy chất độc ngấm vào thực phẩm.
Giới chuyên gia cảnh báo, ngoài việc không ăn thực phẩm phun sơn, người tiêu dùng cũng không nên dùng những vật liệu từng đựng sơn để đựng, bảo quản… thực phẩm, tránh những hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe