Hà Tĩnh: Về làng dùng trâu "kéo che" làm mật

GD&TĐ - Càng cận Tết, những lò nấu mật của người dân vùng mía Thọ Điền (huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh) luôn rực lửa. Mùi mật mía thơm lừng dậy trong không khí cũng xua bớt cái lạnh của những ngày cuối đông.

Hà Tĩnh: Về làng dùng trâu "kéo che" làm mật
Không chỉ nổi tiếng với sản phẩm cây cam bù và nghề nuôi ong lấy mật, xã Thọ Điền (huyện Vũ Quang) còn được biết đến với làng nghề làm mật mía truyền thống
Không chỉ nổi tiếng với sản phẩm cây cam bù và nghề nuôi ong lấy mật, xã Thọ Điền (huyện Vũ Quang) còn được biết đến với làng nghề làm mật mía truyền thống
 
Theo ông Nguyễn Đăng Nhàn, Chủ tịch UBND xã Thọ Điền cho biết: Đây là loại cây kinh tế gắn liền với người dân Thọ Điền. Trước đây, có một thời gian bà con chặt mía để trồng các loại cây khác do không có đầu ra. Tuy nhiên, vài năm lại đây, mật mía có giá cao nên diện tích trồng mía tiếp tục được mở rộng. Hiện, toàn xã có 17hecta trồng mía chủ yếu ở các vùng như thôn 2, thôn 3, thôn 5, thôn 7....
Theo ông Nguyễn Đăng Nhàn, Chủ tịch UBND xã Thọ Điền cho biết: Đây là loại cây kinh tế gắn liền với người dân Thọ Điền. Trước đây, có một thời gian bà con chặt mía để trồng các loại cây khác do không có đầu ra. Tuy nhiên, vài năm lại đây, mật mía có giá cao nên diện tích trồng mía tiếp tục được mở rộng. Hiện, toàn xã có 17hecta trồng mía chủ yếu ở các vùng như thôn 2, thôn 3, thôn 5, thôn 7.... 
Những ngày cuối năm âm lịch, khi thời tiết bắt đầu chớm heo may, cũng là lúc người dân Thọ Điền bắt đầu thu hoạch mía. Thời điểm này, trên những vùng trồng mía, đâu đâu cũng thấy người dân nhanh tay thu hoạch nguyên liệu để kịp cho ra thị trường những mẻ mật thơm ngon phục vụ dịp Tết.

Những ngày cuối năm âm lịch, khi thời tiết bắt đầu chớm heo may, cũng là lúc người dân Thọ Điền bắt đầu thu hoạch mía.

Thời điểm này, trên những vùng trồng mía, đâu đâu cũng thấy người dân nhanh tay thu hoạch nguyên liệu để kịp cho ra thị trường những mẻ mật thơm ngon phục vụ dịp Tết.

Trời càng khô hanh, hàm lượng đường trong cây mía càng lớn và trải đều từ gốc đến ngọn. Mía được thu hoạch, buộc lại thành từng bó lớn để đưa về lò ép.
 Trời càng khô hanh, hàm lượng đường trong cây mía càng lớn và trải đều từ gốc đến ngọn. Mía được thu hoạch, buộc lại thành từng bó lớn để đưa về lò ép.
Từ gốc cho đến ngọn cây mía đều được người dân tận dụng không bỏ sót. Phần thân mía dùng ép mật, lá làm thức ăn cho gia súc còn phần ngọn được làm giống cho vụ tới
Từ gốc cho đến ngọn cây mía đều được người dân tận dụng không bỏ sót. Phần thân mía dùng ép mật, lá làm thức ăn cho gia súc còn phần ngọn được làm giống cho vụ tới
Thời điểm thu hoạch mía, cũng là lúc người dân ươm trồng cho vụ mía mới. Cứ một hố người ta sẽ đặt 3 ngọn mía . "Trung bình một hố trồng sẽ cho 20 cây mía thành phẩm tương đương với 1l mật", bà Lê Thị Thủy (xã Thọ Điền) cho biết.
Thời điểm thu hoạch mía, cũng là lúc người dân ươm trồng cho vụ mía mới. Cứ một hố người ta sẽ đặt 3 ngọn mía . "Trung bình một hố trồng sẽ cho 20 cây mía thành phẩm tương đương với 1l mật", bà Lê Thị Thủy (xã Thọ Điền) cho biết.
Mía sau khi thu hoạch thường được dùng gia súc để đưa về nhà chuẩn bị đưa vào máy ép lấy mật.
Mía sau khi thu hoạch thường được dùng gia súc để đưa về nhà chuẩn bị đưa vào máy ép lấy mật.
Nghề ép mật mía ở xã Thọ Điền có từ lâu, trải qua nhiều năm toàn xã hiện còn khoảng 100 hộ lưu giữ nghề truyền thống này. Ngày nay cùng với các phương tiện máy móc hiện đại, một số hộ dân vẫn có thói quen dùng trâu "kéo che" ép mật. Đây cũng là một công đoạn làm mật truyền thống của người Thọ Điền.
Nghề ép mật mía ở xã Thọ Điền có từ lâu, trải qua nhiều năm toàn xã hiện còn khoảng 100 hộ lưu giữ nghề truyền thống này. Ngày nay cùng với các phương tiện máy móc hiện đại, một số hộ dân vẫn có thói quen dùng trâu "kéo che" ép mật. Đây cũng là một công đoạn làm mật truyền thống của người Thọ Điền.
Từ bao năm qua, hộ nhà anh Nguyễn Văn Dũng (thôn 1) vẫn thường dùng trâu để "kéo che". Theo anh Dũng cho biết, nếu dùng máy móc, trong 5 tiếng ép được hơn một tấn mía cây, còn sức trâu chỉ đạt năng suất 3-4 tạ.
Từ bao năm qua, hộ nhà anh Nguyễn Văn Dũng (thôn 1) vẫn thường dùng trâu để "kéo che". Theo anh Dũng cho biết, nếu dùng máy móc, trong 5 tiếng ép được hơn một tấn mía cây, còn sức trâu chỉ đạt năng suất 3-4 tạ. 
Thiết bị "kéo che" của gia đình anh Dũng là 2 chiếc trụ sắt cao khoảng 60 cm, đường kính 25 cm đặt cạnh nhau; một trụ có trục xoay, xung quanh nẹp cố định bằng gỗ. Anh Dũng dùng thanh gỗ dài 3 m nối với trụ có trục xoay và buộc vào cổ trâu. Khi trâu di chuyển vòng quanh, trụ sắt sẽ quay, cây mía được bỏ vào khe hở nhỏ của hai trụ sắt sẽ bị ép bẹp để lấy nước.
Thiết bị "kéo che" của gia đình anh Dũng là 2 chiếc trụ sắt cao khoảng 60 cm, đường kính 25 cm đặt cạnh nhau; một trụ có trục xoay, xung quanh nẹp cố định bằng gỗ. Anh Dũng dùng thanh gỗ dài 3 m nối với trụ có trục xoay và buộc vào cổ trâu. Khi trâu di chuyển vòng quanh, trụ sắt sẽ quay, cây mía được bỏ vào khe hở nhỏ của hai trụ sắt sẽ bị ép bẹp để lấy nước.
Trước khi đưa vào máy ép, mía sẽ được rửa sạch, đánh bớt vỏ và chặt ra từng khúc ngắn khoảng 50-60cm. Mía được ép nhiều lần để vắt kiệt nước, phần xác được phơi khô làm chất đốt.
Trước khi đưa vào máy ép, mía sẽ được rửa sạch, đánh bớt vỏ và chặt ra từng khúc ngắn khoảng 50-60cm. Mía được ép nhiều lần để vắt kiệt nước, phần xác được phơi khô làm chất đốt.
Nước mía sau khi ép, được lọc nhiều lần qua lưới. Sau khi nước đã trong và sạch căn mới đổ vào nồi để nấu tạo mật
Nước mía sau khi ép, được lọc nhiều lần qua lưới. Sau khi nước đã trong và sạch căn mới đổ vào nồi để nấu tạo mật
Nước mía được cho vào chiếc nồi lớn và nấu liên tục trong vòng khoảng 6h. Đây cũng là công đoạn đòi hỏi nhiều kỹ thuật, người thợ luôn luôn túc trực vừa khuấy và canh lửa.
Nước mía được cho vào chiếc nồi lớn và nấu liên tục trong vòng khoảng 6h.  Đây cũng là công đoạn đòi hỏi nhiều kỹ thuật, người thợ luôn luôn túc trực vừa khuấy và canh lửa.
Trong thời gian, nấu mật, người thợ vừa phải đảo liên tục vừa dùng những chiếc vợt có lưới bằng vải màn để vớt bọt và tạp chất cho đến hết.
Trong thời gian, nấu mật, người thợ vừa phải đảo liên tục vừa dùng những chiếc vợt có lưới bằng vải màn để vớt bọt và tạp chất cho đến hết.
Nấu mật mía quan trọng nhất là giữ lửa trong lò luôn ổn định. Nếu lửa quá to, tay đảo không đều mật dễ bị cháy. Nếu lửa quá nhỏ thì công đoạn keo mật sẽ rất lâu. Công đoạn keo mật là công phu và mất thời gian và công sức nhất.
Nấu mật mía quan trọng nhất là giữ lửa trong lò luôn ổn định. Nếu lửa quá to, tay đảo không đều mật dễ bị cháy. Nếu lửa quá nhỏ thì công đoạn keo mật sẽ rất lâu. Công đoạn keo mật là công phu và mất thời  gian và công sức nhất. 
Sau gần 6h đun nấu kỹ lưỡng, nước mía sẽ chuyển sang sền sệt và có màu đỏ. Khi đó người thợ sẽ bắc nồi xuống, đổ vào chậu nhôm đặt trong thùng nước cho tản bớt nhiệt rồi đóng thành từng can nhựa hoặc vào chai
Sau  gần 6h đun nấu kỹ lưỡng, nước mía sẽ chuyển sang sền sệt và có màu đỏ. Khi đó người thợ sẽ bắc nồi xuống, đổ vào chậu nhôm đặt trong thùng nước cho tản bớt nhiệt rồi đóng thành từng can nhựa hoặc vào chai
Hiện nay, mật mía được người dân Thọ Điền bán với giá 35.000 đồng/lít. Bình quân, dịp này, mỗi hộ trồng mía tại xã Thọ Điền thu hoạch được từ 30-35 lít mật. Những năm qua, nghề trồng mía nấu mật không chỉ góp phần giải quyết việc làm cho lao động lúc nông nhàn mà còn góp phần tăng thu nhập cho bà con nơi đây.
Hiện nay, mật mía được người dân Thọ Điền bán với giá 35.000 đồng/lít. Bình quân, dịp này, mỗi hộ trồng mía tại xã Thọ Điền thu hoạch được từ  30-35 lít mật.
Những năm qua, nghề trồng mía nấu mật không chỉ góp phần giải quyết việc làm cho lao động lúc nông nhàn mà còn góp phần tăng thu nhập cho bà con nơi đây.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.