Hà Nội siết chặt phòng dịch cấp độ 2, cửa hàng ăn uống đóng cửa trước 21 giờ

GD&TĐ - TP Hà Nội vẫn cho phép nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (trừ quán rượu, bia, bia hơi) được bán hàng tại chỗ nhưng phải đóng cửa trước 21 giờ hàng ngày; siết chặt phòng dịch cấp độ 2.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Sau một thời gian thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ, nới lỏng các hoạt động, dịch vụ… Hà Nội đã ghi nhận nhiều F0 cộng đồng và dịch từ cấp độ 1 chuyển sang cấp độ 2. Trước diễn biến mới của tình hình dịch bệnh, ông Chu Ngọc Anh - Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa ký, ban hành Kế hoạch số 243/KD-UBND quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Theo đó, các biện pháp hành chính áp dụng chung cho toàn Thành phố tương ứng cấp độ dịch cấp 2. Tuy nhiên, có một số địa bàn xã, phường áp dụng cấp độ 3, 4.

Đối với cơ quan, công sở, TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19; Tăng cường làm việc trực tuyến, hạn chế tiếp khách làm việc trực tiếp tại đơn vị. Những trường hợp có triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19 không tham gia làm việc và phải thông báo với cơ quan y tế để phối hợp thực hiện phòng, chống dịch.

Cơ sở sản xuất, đơn vị thi công các dự án, công trình giao thông, xây dựng; Cơ sở kinh doanh dịch vụ bao gồm trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối; Nhà hàng/quán ăn, chợ truyền thống được phép hoạt động.

Vũ trường, karaoke, mát xa, quán bar, trò chơi điện tử, bán hàng rong, vé số dạo... vẫn ngưng hoạt động. 

Hoạt động dịch vụ cắt tóc, gội đầu, làm đẹp cần phải thực hiện nghiêm quy định về phòng chống dịch Covid-19; chủ cơ sở và nhân viên được tiêm đủ liều vắc xin/đã khỏi bệnh Covid-19.

Đối với bảo tàng, triển lãm, thư viện phải đảm bảo quy định phòng, chống dịch Covid-19; thực hiện nghiêm 5K, cài đặt và quét mã QR Code. Mỗi đoàn không quá 10 người; Cán bộ, nhân viên phục vụ được tiêm đủ liều vắc xin/đã  khỏi bệnh  Covid-19.

Đối với các hoạt động tập trung đông người

Theo Kế hoạch mới ban hành, TP Hà Nội yêu cầu hoạt động tập luyện thể dục, thể thao trong nhà giảm quy mô phòng tập (công suất tối đa 50% và không quá 30 người trong cùng thời điểm); hàng ngày cơ sở cung ứng dịch vụ phải thực hiện vệ sinh, khử khuẩn trang thiết bị. Người hướng dẫn, người tham gia hoạt động tập luyện thể dục thể thao đáp ứng điều kiện đã được tiêm đủ liều vắc xin/đã khỏi bệnh Covid-19.

Cơ sở thể dục thể thao, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phục vụ tập luyện thể dục thể thao trong nhà có trách nhiệm xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 và phương án xử lý khi có trường hợp mắc Covid-19 theo quy định.

Tổ chức quét mã QR Code, thu thập thông tin người tham gia hoạt động, người đến sử dụng dịch vụ (thông qua mã QR Code hoặc khai báo y tế trực tiếp hoặc trực tuyến) hàng ngày. Đảm bảo đầy đủ dung dịch khử khuẩn, nước rửa tay với xà phòng tại các khu vực tập luyện, thi đấu.

Phòng tập phải đảm bảo thông gió tốt, khuyến khích thông gió tự nhiên; có nội quy, bảng hướng dẫn người tập thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế, UBND Thành phố.

Những trường hợp có triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19 không tham gia làm việc và phải thông báo với cơ quan y tế để phối hợp thực hiện phòng, chống dịch.

Đối với các tổ chức có hình thức hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời, TP Hà Nội yêu cầu phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch, các điều kiện về chuyên môn như cần đáp ứng như vắc xin, xét nghiệm do Bộ Y tế hướng dẫn. Địa phương căn cứ vào tình hình thực tiễn để quy định về số lượng người tham gia.

Với các hoạt động tập thể trên 30 người, TP Hà Nội khuyến khích thực hiện trực tuyến; trong trường hợp tổ chức trực tiếp phải xây dựng kế hoạch đảm bảo phòng, chống dịch và xin phép chính quyền địa phương và thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định số 3888/QĐ-BYT ngày 08/9/2021 của Bộ Y tế.

Đặc biệt, 100% người tham dự đã được tiêm đủ liều vắc xin/đã khỏi bệnh Covid-19; có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ.

Với các hoạt động dưới 30 người, TP Hà Nội vẫn khuyến khích thực hiện trực tuyến, trong trường hợp thực hiện bằng hình thức trực tiếp cần tuân thủ như quy định của các hoạt động trên 30 người.

Lễ cưới không quá 30 người/thời điểm

Về việc tổ chức lễ cưới, số lượng người tham dự lễ cưới không tập trung quá 30 người/thời điểm. Những người thuộc diện cách ly hoặc theo dõi sức khỏe hoặc có triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19 (ho, sốt, khó thở, đau rát họng, giảm hoặc mất vị giác, khứu giác...) không tham dự.

Người bên ngoài gia đình chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ liều vắc xin không nên tham dự lễ cưới. Ban tổ chức, nhân viên phục vụ lễ cưới (Cơ sở sự kiện, nhà hàng, nhà thờ ...) 100% người tham dự đã được tiêm đủ liều vắc xin/đã  khỏi bệnh Covid-19.

Lễ cưới phải tuân thủ 5K trong quá trình tham dự; luôn giữ khoảng cách giữa các bàn, người giữa các bàn không tiếp xúc gần với nhau; gia đình không thực hiện chúc mừng tại từng bàn. Ký cam kết tuân thủ quy định và chịu sự giám sát của chính quyền địa phương.

Rút ngắn tối đa thời gian tổ chức lễ cưới, địa điểm tổ chức lễ cưới: đảm bảo thông thoáng, tăng cường thông khí, hạn chế sử dụng điều hòa.

Hoạt động tang lễ với người tử vong do nhiễm/nghi nhiễm Covid-19 (tại cộng đồng): Thực hiện theo văn bản số 2233/QĐ-BCĐQG ngày 29/5/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyện ngắn: Mẹ và vợ

Truyện ngắn: Mẹ và vợ

GD&TĐ - Gã thuộc mẫu người hướng ngoại: Ưa bay nhảy, thích gặp gỡ kết giao, trà dư tửu hậu với bạn bè hơn đoàn tụ chuyện trò cùng anh em, cha mẹ, vợ con.