Hà Nội phân bổ 6.000 túi thuốc điều trị F0 tại nhà

GD&TĐ - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng ngày 7/12 ký ban hành công văn khẩn phân bổ lần 1 thuốc điều trị tại nhà đối với người nhiễm Covid-19.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo đó, Thành phố phân bổ 6.000 túi thuốc điều trị tại nhà cho người nhiễm Covid-19 ở 30 quận/huyện/thị xã, tương ứng mỗi địa phương nhận 200 túi. Mỗi túi thuốc gồm 2 loại: Thuốc hạ sốt (Paracetamol 500 mg) và vitamin C 500 mg.

Số thuốc này do các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược phẩm ủng hộ.

Sở Y tế Hà Nội đề nghị các đơn vị khẩn trương liên hệ với Phòng Nghiệp vụ Dược – Sở Y tế để tiếp nhận số lượng thuốc được phân bổ như quy định; tiếp nhận, bảo quản, quản lý, cấp phát thuốc an toàn, hiệu quả, đúng đối tượng và đúng các quy định chuyên môn hiện hành.

Trước đó, Sở Y tế Hà Nội cũng ban hành hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị Covid-19 tại nhà cho người trên 18 tuổi gồm 3 nhóm.

Nhóm A (thuốc thông dụng), bao gồm: Thuốc hạ sốt và thuốc nâng cao thể trạng gồm Paracetamol; Vitamin tổng hợp; vitamin C.

Nhóm B là thuốc kháng viêm và thuốc chống đông chỉ sử dụng trong tình huống đặc biệt. Người bệnh khi cảm thấy khó thở (thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi >20 lần/phút hoặc đo SpO2 <96%) phải liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ.

Bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh, nếu có chỉ định nhập viện, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng 1 liều duy nhất trước khi chuyển viện. Các loại thuốc gồm: Dexamethasone hoặc Methylprednisolone; Rivaroxaban hoặc Apixaban hoặc Dabigatran.

Không sử dụng các thuốc nhóm B cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, người mắc một trong những bệnh như viêm loét dạ dày tá tràng, suy gan, suy thận, các bệnh lý dễ gây chảy máu đường tiêu hóa, đường tiết niệu và các bệnh lý dễ gây chảy máu khác.

Nhóm C (thuốc kháng virus), gồm: Molnupiravir viên 200 mg hoặc viên 400 mg, hoặc Favipiravir viên 200 mg.

Không dùng nhóm thuốc C cho phụ nữ mang thai hoặc có kế hoạch có thai, cho con bú.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Mỹ cần chặng đường dài để tạo nguồn nguyên liệu cho nhà máy hạt nhân, thoát phụ thuộc uranium Nga.

Mỹ bắt đầu thoát uranium Nga

GD&TĐ - Mỹ còn một chặng đường dài để thoát khỏi sự phụ thuộc nguồn cung cấp uranium Nga, tiến tới đảm bảo an ninh năng lượng Mỹ.