Những gia đình có điều kiện thì chuẩn bị mâm cỗ to, đắt tiền. Nhà nào ít cầu kỳ hơn cũng chuẩn bị đầy đủ hai mâm lễ, cúng tổ tiên tại bàn thời và cũng chúng sinh trước cửa nhà.
Mâm cúng tổ tiên thường có mâm cỗ mặn, tiền vàng và hàng mã. Mâm cúng chúng sinh gồm có tiền vàng, bỏng ngô, cháo trắng, bánh kẹo, gạo muối, đồ phóng sinh. Trong đó, đốt vàng mã là một phần không thể thiểu khi cúng lễ.
Chị Trần Thị Thuận (30 tuổi, Hoàng Hoa Thám) đưa hai con đến chùa Quán Sứ để thả chim phóng sinh. Chị Thuận tâm niệm rằng: “Phóng sinh là tích phúc, cứu giúp con vật thoát khỏi cảnh giam cầm, khổ cực, bản thân và gia đình cũng tránh được tai ương”.
Với quan niệm “trần sao âm vậy” nên người dân thường mua quần áo, nhà cửa, xe ngựa, thậm chí cả những đồ hiện đại như: ô tô, điện thoại, iPad... được làm bằng giấy về đốt.
Tuy vậy, việc đốt vàng mã gây ra tốn kém, phiền toái cho người đi đường khi bụi tro bay tứ tung. Bên cạnh đó nó còn tiềm ẩn nguy cơ gây cháy nổ.
Nguồn gốc lễ Vu Lan Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vỹ: Tín ngưỡng “Vu Lan bồn” có từ văn hóa cổ xưa của Ấn Độ, trước cả khi Phật giáo ra đời. Khi đã vào Kinh tạng của Phật giáo, nó thường được kể theo truyền thuyết Mục Kiền Liên cứu mẫu. Mục Liên là đệ tử bậc nhất của đức Phật, người đã từng cùng đức Phật đi giảng đạo, ông tu hành đạt đến Đại A la hán. Mục Liên dùng thiên nhãn của mình thấy được mẹ bị đày xuống cõi Diêm phù làm kiếp Ngạ quỷ, đau khổ, đói khát. Thương mẹ, ông đưa thức ăn nhưng khi thức ăn đến miệng mẹ lại hóa ra lửa. Ông cầu đức Phật bày cách cứu mẹ. Đức Phật dạy đến rằm tháng 7, mùa chư tăng tự tứ (hết hạ) thì làm năm trăm mâm cỗ cung dưỡng 10 phương. Ông làm vậy và mẹ ông, bà Thanh Đề, xả hết 10 tội bà mắc khi tại thế để lên được cõi trời. Từ đó mà có pháp hội "Vu Lan bồn". |