Hà Nội: Đóng cửa nghĩa trang Văn Điển từ 1/7

Hà Nội: Đóng cửa nghĩa trang Văn Điển từ 1/7

Nghĩa trang Văn Điển đã đi vào hoạt động hơn 50 năm nay. Với diện tích 18 ha, trung bình mỗi tháng, nghĩa trang tiếp nhận khoảng 700 trường hợp (trong đó, khoảng 500 trường hợp điện táng, 200 trường hợp địa táng).

Hiện tại, TP. Hà Nội có 7 nghĩa trang (Mai Dịch, Văn Điển, Thanh Tước, Yên Kỳ cũ, Sài Đồng, Ngọc Hồi, Nhổn) với tổng diện tích khoảng 70 ha. Sau khi nghĩa trang Văn Điển đóng cửa, người dân có thể địa táng cho người quá cố tại nghĩa trang Thanh Tước, Yên Kỳ... và nhất là tại nghĩa trang Vĩnh Hằng (xã Vật Lại, huyện Ba Vì). Ngoài ra, người dân có thể liên hệ tư vấn, hướng dẫn thủ tục mai táng tại một số địa điểm trên địa bàn TP như: Số 125, Phùng Hưng, Hoàn Kiếm; số 259, Minh Khai, Hai Bà Trưng; Đài hóa thân Hoàn Vũ, Văn Điển; cổng số 3 nghĩa trang Mai Dịch, Cầu Giấy; số 144 Trần Phú, Hà Đông.

Công viên Vĩnh Hằng (Ba Vì, Hà Nội).
Công viên Vĩnh Hằng (Ba Vì, Hà Nội).

Được biết, UBND TP. Hà Nội đã giao Viện Quy hoạch xây dựng làm việc với Bộ Xây dựng để xác định địa điểm xây dựng nghĩa trang tập trung của TP gồm nghĩa trang Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn; các nghĩa trang Yên Kỳ (huyện Ba Vì), Quang Diệu - Yên Bình (huyện Thạch Thất) và nghiên cứu xây dựng thêm nghĩa trang thuộc các khu vực: huyện Chương Mỹ; liên tỉnh phía Hưng Yên; huyện Phú Xuyên và Thường Tín. Đặc biệt, Sở Xây dựng có trách nhiệm làm việc cụ thể với huyện Mê Linh xem xét việc mở rộng thêm 1 ha ở nghĩa trang Thanh Tước

UBND TP. Hà Nội cũng vừa ban hành quy định về chính sách hỗ trợ khuyến khích hỏa táng trên địa bàn Thành phố.

Theo đó, các đối tượng được hỗ trợ chi phí hỏa táng và chi phí vận chuyển gồm: Toàn bộ người dân có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội được hỗ trợ kinh phí hỏa táng khi hỏa táng tại các cơ sở hỏa táng của Hà Nội (thời gian hỗ trợ trong 3 năm từ 2010 - 2012); Đối tượng là người có công đang được nuôi dưỡng thường xuyên tại các trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công; các đối tượng xã hội đang được nuôi dưỡng thường xuyên tại các trung tâm bảo trợ xã hội, trung tâm điều trị bệnh nhân HIV của Thành phố; người vô gia cư, lang thang cơ nhỡ không có người thân chết trên địa bàn Hà Nội (thời gian hỗ trợ từ năm 2010).

Mức hỗ trợ cụ thể như sau: Về chi phí hỏa táng, đối với thi hài người lớn là 3 triệu đồng/1 trường hợp hỏa táng; đối với trẻ em dưới 6 tuổi 1,5 triệu đồng/1 trường hợp hỏa táng.

Về chi phí vận chuyển: Hỗ trợ 500 ngàn đồng/1 trường hợp hoả táng đối với khu vực nội thành; 1triệu đồng/1 trường hợp hỏa táng đối với khu vực ngoại thành.

Ngoài ra, các đối tượng thuộc hộ nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, người có công… được hỗ trợ thêm về các chi phí khác. Thành phố cũng khuyến khích các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn có chính sách hỗ trợ thêm đối với các đối tượng của địa phương.

Quang Anh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Máy trồng chanh dây tự động giải phóng sức lao động cho người nông dân.

Máy tạo bầu trồng chanh dây đa năng

GD&TĐ - Máy tạo bầu trồng chanh dây đa năng có thể thực hiện tự động tất cả các khâu, giúp tiết kiệm chi phí nhân công và nâng cao năng suất vườn ươm.