Hà Nội đang có 7 chùm ca Covid-19 mới trong cộng đồng, nguy cơ bùng phát dịch

GD&TĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng nhấn mạnh, Hà Nội có nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 do số lượng người đến - về Hà Nội gia tăng; tâm lý chủ quan của người dân khi đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin…

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay), Hà Nội ghi nhận 4.857 ca mắc, trong đó có 1.449 ca tại cộng đồng; 2.254 ca trong khu cách ly tập trung, 864 ca tại khu phong tỏa; 77 trường hợp nhập cảnh; 213 trường hợp mắc tại các bệnh viện trước ngày 30-9.

Thành phố đang có 7 chùm ca bệnh mới phát sinh trong cộng đồng, tại: Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa; Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai; Lê Đức Thọ, quận Nam Từ Liêm; An Khánh, huyện Hoài Đức; Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm; Sài Sơn và thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai; thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh.

Về công tác tiêm chủng, đến nay các quận, huyện, thị xã và các bệnh viện trung ương đã tiêm được 9.764.414 mũi, trong đó có 6.046.971 mũi 1, đạt 92,4% dân số trên 18 tuổi và 69,5% tổng dân số; tiêm được 3.717.443 mũi 2, đạt 56,8% dân số trên 18 tuổi và 46,2% tổng dân số.

Kết quả tiêm cho người trên 50 tuổi, tỷ lệ tiêm mũi 1 đạt 79,02% và tiêm mũi 2 đạt 46,3%.

Phát biểu tại hội nghị giao ban trực tuyến Ban Chỉ đạo thành phố với Ban Chỉ đạo các quận, huyện, thị xã về công tác phòng, chống dịch Covid-19 chiều 3/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng nhấn mạnh, Hà Nội có nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 do số lượng người đến - về Hà Nội gia tăng; tâm lý chủ quan của người dân khi đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin…

Vì vậy, các địa phương cần tiếp tục làm tốt công tác quản lý người từ tỉnh, thành khác đến - về địa phương. Đồng thời, tuyên truyền, vận động người dân cùng vào cuộc trong công tác giám sát, kiểm soát người dân từ vùng khác về địa phương; kịp thời phản ánh đến tổng đài 1022.

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng, phải kiểm soát tốt người dân đi - đến thì thành phố mới có thể thích ứng an toàn với dịch bệnh.

Đồng chí cũng đề nghị các địa phương, đơn vị triển khai nghiêm túc các nội dung tại Kế hoạch số 243/KH-UBND của UBND thành phố về thực hiện Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19", đồng thời quán triệt sâu sắc quy định này đến từng Ban Chỉ đạo địa phương, người dân.

Trong đó, Công an thành phố, các quận, huyện, thị xã cần tăng cường xử lý vi phạm liên quan đến công tác phòng, chống dịch; xây dựng kế hoạch, tổ chức các đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch.

“Cần quyết tâm cao nhất trong chiến dịch cao điểm kiểm tra phòng, chống dịch với nòng cốt là lực lượng Công an”, đồng chí Chử Xuân Dũng nhấn mạnh.

Cùng với đó là tiếp tục tăng cường nâng cấp hệ thống y tế cơ sở, chuẩn bị sẵn sàng các khu cách ly tập trung, cơ sở thu dung điều trị. Các địa phương tiếp tục kiện toàn liên quan đến việc truy vết, cách ly, xét nghiệm và sàng lọc nơi nguy cơ cao. Sở Y tế thành lập tổ công tác khi xuất hiện chùm ca bệnh tại cộng đồng để khẩn trương dập dịch…

Đối với việc đón học sinh quay lại trường học, Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng mọi điều kiện theo đúng quy định. Đặc biệt, giao Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp Sở Y tế xây dựng hướng dẫn cho các đơn vị khi có các tình huống xảy ra. Trong đó, chú trọng đến công tác y tế học đường nhằm đảm bảo sức khỏe cho học sinh khi đến trường…

Đồng chí Chử Xuân Dũng cũng khẳng định, việc một số nhóm học sinh tại 18 huyện, thị xã được quay trở lại trường vào ngày 8-11 theo dự kiến rất cần sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị từ thành phố đến các huyện, thị xã…

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng cũng nêu, thời điểm thành phố ban hành văn bản đồng ý chủ trương cho học sinh đi học trở lại là lúc số ca dương tính hằng ngày khoảng trên dưới 10 ca. Nhưng từ tuần này, số ca bệnh tăng, do đó nếu tình hình dịch có chiều hướng xấu hơn, số ca mắc tăng lên thì thành phố sẽ có điều chỉnh linh hoạt.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Giá trị của hòa bình

GD&TĐ - Ralph Waldo Emerson từng nói: “Những chiến thắng thật sự và bền lâu là chiến thắng của hòa bình, không phải của chiến tranh”.
Gia đình 3 thế hệ ông Trần Út Nhì vào rừng ăn ong. Ảnh: Nguyễn Thanh Dũng.

Về U Minh Hạ theo chân thợ rừng 'ăn ong'

GD&TĐ - 'Ăn ong' như thế nào để không bị ong đốt, giữ được lượng mật và để ong còn trở về làm tổ, có lẽ chỉ những người thợ rừng lâu năm ở U Minh Hạ mới biết.