Gửi yêu thương cho trẻ vùng cao

GD&TĐ - Mỗi dịp cuối năm và đầu năm mới, thay vì đi du lịch, vãng cảnh chùa, nhiều nhóm thiện nguyện ở một số thành phố đã đến với trẻ em vùng cao.

Minh họa/INT
Minh họa/INT

Các nhóm thiện nguyện này quyên góp quần áo, sách vở, bánh kẹo và cả tiền để mang tặng cho những trẻ em nghèo ở các huyện miền núi.

Từ nhiều năm nay, việc làm đầy nghĩa tình này đã góp phần lan tỏa yêu thương trong cộng đồng, góp chút công sức nhỏ bé của mình để giúp những hoàn cảnh kém may mắn có cuộc sống khá hơn. Đó là thông điệp mà các nhóm thiện nguyện ấy muốn gửi đến tất cả mọi người.

Việc quyên góp quần áo, giày dép, sách vở, lương thực, thực phẩm được các nhóm thiện nguyện duy trì lâu nay, trong đó có việc tặng bánh kẹo cho trẻ vùng cao ngay sau Tết Âm lịch. Trong những ngày sau Tết vừa qua, một nhóm bạn trẻ ở Hà Nội đã triển khai chương trình “Tết chuyền tay” và mang lại kết quả bất ngờ.

Lớp người cao niên đã từng chứng kiến và chịu đựng cảnh khó nghèo trong những năm tháng đất nước còn khó khăn. Thời ấy, có được vài cân thịt ăn Tết đã là điều may mắn rồi, nói chi đến bánh kẹo “cao cấp” đang ê hề trên các bàn khách trong nhiều gia đình người Việt hiện nay. Vì vậy, không có chuyện dư thừa bánh kẹo vào những năm tháng đó.

Không ít bà nội trợ hiện nay, cứ mỗi lần Tết đến là mua sắm bất kể là mình có dùng hết hay không. Cứ mua về chất đầy các tủ. Đồ ăn tươi sống thì cất vào tủ lạnh, đồ ăn khô thì cất vào chạn bếp. Đặc biệt, các loại bánh kẹo thì không biết xếp vào đâu cho hết. Cuộc sống đủ đầy nên chuyện “ăn bánh kẹo” mỗi khi đến thăm nhà và chúc Tết nhau là điều hiếm khi xảy ra. Kể cả bọn trẻ con chúng cũng không màng đến bánh kẹo mà gia chủ bày biện trên bàn mời khách.

Chính vì vậy mà bánh kẹo và các loại mứt dư thừa rất nhiều trong những ngày sau Tết. Có không ít gia đình, bánh kẹo bỏ trong các túi đã hết hạn từ Tết năm trước mà vẫn không hay. Tất cả các loại bánh kẹo hết hạn này đều được đưa ra thùng rác. Thật lãng phí vô cùng!

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi gia đình, tất cả trẻ con trên đất nước này đều no đủ, đều “không thèm kẹo bánh” như bọn trẻ ở thành phố. Nhiều đứa trẻ ở vùng cao, cơm còn chưa đủ no, áo còn chưa đủ ấm nói gì đến các loại bánh kẹo cao cấp!

Chương trình “Tết chuyền tay” của các bạn trẻ trong nhóm thiện nguyện ở Hà Nội đã xử lý tình trạng “nơi thừa, chỗ thiếu” đó. Trong những ngày sau Tết vừa qua, hàng chục địa điểm dọc theo các con phố được các bạn thiện nguyện này treo bảng hiệu “Chiến dịch cộng đồng - Tết chuyền tay” trông rất bắt mắt.

Những nơi đó sẵn sàng tiếp nhận số bánh kẹo còn nguyên bao bì mà gia chủ không dùng hết trong dịp Tết vừa qua. Số bánh kẹo đó sẽ sớm chuyển cho các cháu ở vùng cao ngay trong những ngày còn không khí của mùa Xuân này.

Đó cũng là một cách “gửi yêu thương” cho các em vùng cao vậy.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.