Cụ thể, Google bị nghi có hành vi cản trở sự phát triển của hệ điều hành di động riêng đến từ nhà sản xuất Samsung.
Trở lại năm 2011, Google và tập đoàn đến từ Hàn Quốc này từng đạt được thỏa thuận về việc phân phối ứng dụng di động (MADA).
Theo đó, điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Android do Samsung sản xuất bắt buộc phải đặt Google làm công cụ tìm kiếm mặc định. Một số ứng dụng khác của Google cũng được cài đặt sẵn trên các thiết bị này, bao gồm
cả YouTube và Gmail
Ngoài ra, cả hai đều đồng ý tham gia “thỏa thuận chống phân mảnh” (AFA) xác định rằng Samsung không được phép phát triển bất cứ hệ điều hành di động nào của riêng của mình dựa trên nền tảng Android.
Trong quá khứ, thỏa thuận MADA của Google từng bị FTC “sờ gáy” vì có dấu hiệu vi phạm các quy định của Luật chống độc quyền. Tuy nhiên, các cáo buộc đã được gỡ bỏ vào năm 2013. Ảnh: Android Authority.
Hiện FTC tiếp tục khởi xướng cuộc điều tra về thỏa thuận AFA vì cho rằng nó đang cản trở Samsung – “niềm tự hào của Hàn Quốc” phát triển hệ điều hành di động của riêng mình. Đồng thời, đại diện FTC cho biết sẽ cân nhắc việc mở lại cuộc điều tra năm 2013 bởi tình hình thị trường đã thay đổi nhiều kể từ thời điểm lần trước.
Nếu phần thắng thuộc về Samsung, Google có thể sẽ phải nộp khoản tiền phạt lớn. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên gã khổng lồ tìm kiếm vướng phải các cáo buộc về hành vi độc quyền. Lần gần đây nhất, công ty đã bị chính phủ liên bang Nga phạt 6,75 triệu USD vì vi phạm các thỏa thuận về cạnh tranh tại nước này.
Công ty cũng mắc phải những vấn đề tương tự trên lục địa già vào năm 2016, vì vi phạm các quy định chống độc quyền của EU và lạm dụng vị trí thống trị của mình trên thị trường bằng cách thực thi các hạn chế trên các OEM sản xuất thiết bị Android cũng như các nhà mạng di động.