(GD&TĐ)-Báo Giáo dục & Thời đại Online giới thiệu hướng dẫn giải đề thi ĐH môn Địa lý (khối C) do các thầy cô trung tâm hocmai.vn thực hiện. Đáp án này chỉ có tính chất tham khảo. Đáp án chính thức sẽ được Bộ GD&ĐT công bố sau mỗi đợt thi.
Xem đề thi môn Địa lý tại đây
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH | |||
Câu | Ý | Nội dung | Điểm |
I | 2,0 | ||
1 | Ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu của nước ta | ||
Thuận lợi : - Nhờ có Biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương nên điều hòa hơn. - Lượng mưa nhiều, độ ẩm cao trung bình trên 80%. - Đồng thời làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ. Khó khăn : Bão, nạn cát bay và xâm lấn đồng ruộng. | |||
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua địa hình của nước ta rõ nét đó là quá trình xâm thực mạnh ở đồi núi và bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông. · Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: Trên các sườn dốc biểu hiện: mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi…khi mưa lớn còn xảy ra hiện đất trượt, đá lở. Nhiều khu vực đá vôi hình thành nhiều hang động, suối cạn, địa hình Cacxto. · Quá trình bồi tụ ở các đồng bằng hạ lưu sông: đây là hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn địa hình ở miền đồi núi, phù sa được vận chuyển về các hạ lưu sông. Rìa phía đông nam đồng bằng sông Hồng và phía tây nam đồng bằng sông Cửu Long hàng năm quá trình bồi tụ đồng bằng lên đến hàng chục mét, có nơi đến hàng trăm mét. | |||
2 | Cơ cấu lao động của nước ta | ||
Cơ cấu lao động của nước ta bao gồm cơ cấu theo ngành kinh tế, theo thành phần kinh tế và phân theo thành thị - nông thôn: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế - Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trong cao nhất, chiếm 57,3%, công nghiệp - xây dựng là 18,2% và dịch vụ là 24,5% (2005). - Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế đang có xu hướng giảm tỉ trọng lao động nông, lâm, ngư nghiệp; tăng tỉ trọng lao động công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, nhưng còn chậm. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế - Lao động tập trung phần lớn ở khu vực ngoài nhà nước với 88,9% trong cơ cấu lao động theo các thành phần kinh tế. - Tỉ trọng lao động khu vực ngoài Nhà nước và khu vực Nhà nước ít biến động; lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng, năm 2000 là 0,6% và đến năm 1,6% trong cơ cấu lao động theo các thành phần kinh tế. Cơ cấu lao động theo thành thị, nông thôn - Phần lớn lao động ở nông thôn 75% và lao động phân bố ở thành thị là 25%. - Tuy nhiên tỉ trọng lao động nông thôn đang có xu hướng giảm, khu vực thành thị tăng. | |||
Tỉ lệ dân thành thị nước ta ngày càng tăng vì: - Ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước - Ảnh hưởng từ quá trình đô thị hóa phát triển mạnh mẽ - Sức ảnh hưởng lớn từ các đô thị, mức độ thu hút dân cư về lối sống thành thị - Qui luật phát triển tự nhiên của xã hội - Chính sách phát triển của Nhà nước | |||
II | 3,0 | ||
1 | Những điều kiện phát triển ngành chăn nuôi của nước ta | ||
Thuận lợi: - Cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt hơn, từ hoa màu lương thực, đồng cỏ, phụ phẩm ngành thủy sản, thức ăn chế biến từ công nghiệp. - Các dịch vụ giống, thú y có nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp. - Sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp - Lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn Khó khăn: - Giống gia súc, gia cầm năng suất thấp, chất lượng chưa cao. - Các dịch bệnh làm hại gia súc, gia cầm vẫn đe dọa trên diện rộng. - Hiệu quả chăn nuôi chưa cao. | |||
Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở ven các thành phố lớn (Tp HCM, HN,...) vì: - Là nơi tập trung đông dân cư, dân cư có thu nhập cao - Nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm từ chăn nuôi bò sữa cao ở trong các thành phố lớn - Các thành phố lớn là nơi tập trung nhiều các nhà máy, xí nghiệp chế biến - Cơ sở thức ăn cho bò sữa được đảm bảo - Các thành phố lớn có nhiều điều kiện thuận lợi dịch vụ về chăm sóc, thú y, giống - Bò sữa là gia súc đòi hỏi kĩ thuật chăn nuôi khắt khe, vốn đầu tư lớn | |||
2 | Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều thuận lợi về tự nhiên để phát triển kinh tế | ||
Vị trí lãnh thổ: Là cầu nối giữa miền Bắc với miền Nam, giữa phía Tây với biển Đông. Vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế - văn hóa xã hội với các vùng, các quốc gia khác bằng đường bộ và bằng đường biển.Địa hình: Các nhánh núi ăn ngang ra biển chia nhỏ phần duyên hải thành các đồng bằng nhỏ hẹp, tạo nên các bán đảo, các vũng vịnh, nhiều bãi biển đẹp. Ngoài ra còn có 2 quần đảo xa bờ. Nhiều tiềm năng để phát triển đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản. Khí hậu: Phía bắc có mưa lớn vào mùa đông, hạ có gió phơn Tây Nam; phía nam ít mưa, khô hạn kéo dài (Ninh Thuận, Bình Thuận). Rừng: có nhiều gỗ, chim, thú quý. Thiên nhiên phân hóa đa đạng giữa đông và tây lãnh thổ. Khoáng sản: đáng kể là vật liệu xây dựng, dầu khí. | |||
- 2 quần đảo xa bờ của Duyên hải Nam Trung Bộ là: Hoàng Sa (huyện đảo thuộc TP Đà Nẵng), Trường Sa (huyện đảo thuộc tỉnh Khánh Hòa). - 3 đảo đông dân có diện tích và loại lớn nhất của nước ta là: Đảo Phú Quốc, Cát Bà và Cái Bầu. | |||
III | 3,0 | ||
1 | Vẽ biểu đồ: | ||
Biểu đồ kết hợp đường chồng và cột. - Cột thể hiện diện tích lúa cả năm và diện tích lúa mùa của nước ta. - Đường biểu diễn thể hiện năng suất lúa Chú ý: - Khoảng cách năm - Kí hiệu đường và cột - Có chú giải, tên biểu đồ | |||
2 | Nhận xét tình hình sản xuất lúa của nước ta | ||
Diện tích lúa cả năm: - Tổng diện tích lúa cả năm giảm từ năm 2000 đến 2008 (dẫn chứng) - Tổng diện tích lúa cả năm của nước ta có xu hướng tăng từ năm 2007-2008 (dẫn chứng) - Diện tích lúa mùa giảm từ năm 2000 đến 2008 (dẫn chứng) Năng xuất lúa cả năm của nước ta cao và tăng mạnh (dẫn chứng) | |||
Giải thích | |||
Diện tích lúa và lúa mùa giảm: - Diện tích trồng lúa giảm do ảnh hưởng quá trình phát triển kinh tế đất nước - Ảnh hưởng của công nghiệp hóa – hiện đại hóa - Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa - Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt trong nông nghiệp, một số nơi chuyển một phần diện tích sang trồng cây khác - Năm 2007 – 2008 tổng diện tích lúa có xu hướng tăng là do việc cải tạo đất hoang, mở rộng diện tích trồng lúa - Diện tích lúa mùa giảm do thay đổi cơ cấu mùa vụ Năng suất lúa cả năm tăng: - Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ - Đẩy mạnh phát triển dịch vụ trong nông nghiệp - Áp dụng giống mới có năng suất cao - Áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật tiên tiến | |||
PHẦN RIÊNG | |||
VI.a | 2,0 | ||
Những chuyển biến tích cực của ngành ngoại thương nước ta trong thời kì Đổi mới: - Hoạt động xuất nhập khẩu có những chuyển biến rõ rệt - Thị trường buôn bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa. - Trong hoạt động xuất, nhập khẩu có những đổi mới về cơ chế quản lí. - Hiện nay nước ta đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới. - Xuất khẩu (dẫn chứng) - Nhập khẩu (dẫn chứng) | |||
Trong những năm qua nước ta luôn trong tình trạng nhập siêu: - Sản phẩm nhập khẩu là sản phẩm tinh có giá trị cao: chủ yếu là tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu). - Sản phẩm xuất khẩu là sản phẩm thô chưa qua chế biến có giá trị thấp - Nhu cầu của công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước - Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế | |||
VI.b | 2,0 | ||
Thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế biến của nước ta: - Vùng biển có diện tích lớn - Vị trí trung tâm khu vực Đông Nam Á thuận lợi phát triển giao thông đường biển - Nguồn lợi sinh vật đa dạng, phong phú với nhiều thành phần loài và có trữ lượng lớn - Nước ta có 4 ngư trường lớn (dẫn chứng) - Tài nguyên khoáng sản: Nguồn muối vô tận Vùng biến có nhiều sa khoáng Thềm lục địa có nhiệu điểm tích tụ dầu mỏ và khí đốt - Nhiều đảo và quần đảo thuận lợi phát triển du lịch | |||
Hệ thống đảo và quẩn đảo của nước ta có vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển: - Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biến và đại dương - Khẳng định chủ quyền của đất nước đối với vùng biến và thềm lục địa quanh đảo. | |||
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II + III + VI.a (hoặc VI.b) = 10,00 điểm |
Giáo viên : Tổ Địa lí Hocmai.vn
TIN LIÊN QUAN |
---|