Gói 3.000 tỷ đồng giúp nhà ở xã hội “ấm” lên?

Gói 3.000 tỷ đồng giúp nhà ở xã hội “ấm” lên?

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3, đề cập đến giải pháp để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội (NOXH), Chính phủ yêu cầu Bộ KH&ĐT cân đối thêm 1.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách Xã hội theo Nghị quyết số 71/2018/QH14. Bổ sung 2.000 tỷ đồng để cấp bù lãi suất cho 4 ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ định để thực hiện hỗ trợ cho vay NOXH.

Bộ Xây dựng nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nội dung bất cập tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP để trình Chính phủ xem xét, ban hành trong quý IV/2020 theo trình tự thủ tục rút gọn. Đề xuất đổi mới phương thức, cơ chế chính sách để giải quyết căn bản nhà ở cho những người thu nhập thấp. Phối hợp với các địa phương, đặc biệt là TP Hà Nội và TPHCM tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển NOXH, đáp ứng nhu cầu của người thu nhập thấp, nhất là công nhân.

Trước đó, gói tín dụng 30.000 tỷ kết thúc vào tháng 6/2016. Hàng loạt dự án NOXH thiếu vốn nên chậm trễ tiến độ. Người dân vay mua NOXH nhưng chưa được nhận nhà trong năm 2016 cũng không còn được tiếp tục vay ưu đãi. Do vậy, cả chủ đầu tư dự án và người vay mua NOXH gặp rất nhiều khó khăn.

Nhằm tháo gỡ khó khăn về NOXH, mới đây (ngày 7/4/2020) Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) có văn bản gửi Chủ tịch Quốc hội, nhằm kiến nghị hoàn thiện chính sách pháp luật và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đề xuất tăng cường hỗ trợ nguồn vốn cho người dân thu nhập thấp mua NOXH.

Theo đó, VNREA kiến nghị Chủ tịch Quốc hội có ý kiến để tăng cường hỗ trợ nguồn vốn cho người thu nhập thấp mua NOXH theo 2 kênh: Ngân hàng Chính sách Xã hội và ngân hàng thương mại do Nhà nước chi phối.

VNREA phân tích, giai đoạn 2017 - 2019 còn gặp nhiều khó khăn và biến động. Song nhìn chung, thị trường bất động sản Việt Nam về cơ bản vẫn có sự phát triển ổn định, lành mạnh, chuyên nghiệp hơn. Đã giảm thiểu các nguy cơ rủi ro so với thời kỳ trước. Ngày càng thể hiện vai trò đặc biệt quan trọng của mình trong nền kinh tế và là động lực phát triển cho nhiều ngành, nghề, thị trường khác.

Tuy nhiên, bước sang nửa cuối 2019 và đầu năm 2020, thị trường bất động sản gặp những khó khăn nhất định. Có dấu hiệu giảm sút mạnh, ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề khác. Một số doanh nghiệp lớn, có thương hiệu trên thị trường đứng trước nguy cơ phá sản, mất thanh khoản tại nhiều dự án kéo dài. Việc triển khai dự án mới gặp nhiều khó khăn.

Ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, gói 3.000 tỷ không chỉ kích cầu cho doanh nghiệp sản xuất, xây dựng NOXH mà chính người có thu nhập thấp tại đô thị sẽ mua được NOXH với giá rẻ hơn rất nhiều so hiện tại.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.