Hồi âm bài "Thanh Hóa: Lấy bia mộ về "dựng" hồ sơ di tích quốc gia": Bộ VH,TT&DL ra văn bản đề nghị xem xét trả về nơi phát hiện

GD&TĐ - Báo Giáo dục và Thời đại số 97 ra ngày 23/4 đăng bài “Thanh Hóa: Lấy bia mộ về “dựng” hồ sơ di tích quốc gia”.

Nhà thờ Nguyễn Hữu thôn Gia Miêu, nơi giữ tấm bia mộ Hằng quận công Nguyễn Hữu Vĩnh.
Nhà thờ Nguyễn Hữu thôn Gia Miêu, nơi giữ tấm bia mộ Hằng quận công Nguyễn Hữu Vĩnh.

Theo lãnh đạo Bộ VH,TT&DL, trường hợp bia mộ Hằng quận công Nguyễn Hữu Vĩnh nếu đủ cơ sở để khẳng định không liên quan đến nhân vật được thờ tại di tích thì UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xem xét trả về nơi phát hiện.

Báo Giáo dục và Thời đại số 97 ra ngày 23/4 đăng bài “Thanh Hóa: Lấy bia mộ về “dựng” hồ sơ di tích quốc gia”. Nội dung bài viết phản ánh vụ việc tấm bia mộ Hằng quận công Nguyễn Hữu Vĩnh (1438 - 1477) là Tổ tiên của các chúa Nguyễn, được tìm thấy ở núi Thiên Tôn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.

Năm 1989, bia được đưa về UBND xã Hà Long, huyện Hà Trung. Sau đó, những người trong nhà thờ Nguyễn Hữu ở thôn Gia Miêu, xã Hà Long mượn về. Tấm bia này sau đó được đưa vào làm hiện vật của nhà thờ Nguyễn Hữu để đề nghị xếp hạng Di tích quốc gia năm 2002.

Phóng viên Báo Giáo dục và Thời đại vừa nhận được Văn bản số 1294/BVHTTDL-DSVH ngày 19/4/2022 của Bộ VH,TT&DL trả lời đơn của công dân là người trong nhà thờ Nguyễn Hữu công tính chính chi ở thôn Gia Miêu, xã Hà Long.

Văn bản do Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hoàng Đạo Cương ký thay Bộ trưởng. Trong văn bản có đề cập đến nội dung mà công dân đề nghị về việc rút bia mộ ông bà Nguyễn Hữu Vĩnh ra khỏi thành phần hồ sơ xếp hạng di tích, thu hồi và đưa về bảo quản ở Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa.

Theo đó, ý kiến trả lời của Bộ VH,TT&DL như sau: Trong trường hợp bia mộ tại di tích như đã nêu, nếu xác định được chính xác các thông tin và đủ cơ sở để khẳng định không liên quan đến nhân vật được thờ tại di tích thì UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các cơ quan chuyên môn có thể xem xét trả về nơi phát hiện.

Xung quanh nội dung văn bản trả lời của Bộ VH,TT&DL, ông Nguyễn Hữu Kúc - Chủ tịch Hội đồng họ Nguyễn công tính chính chi - cho rằng: Bia mộ cụ Nguyễn Hữu Vĩnh rõ ràng được phát hiện ở núi Thiên Tôn.

Nếu ngành văn hóa và chính quyền địa phương có trả về cho dòng họ thì phải trả về cho họ Nguyễn Hữu ở xã Ba Đình, huyện Nga Sơn. Đền thờ họ Nguyễn Hữu ở đây là nơi lưu giữ đầy đủ gia phả, sắc phong chứng minh có quan hệ trực tiếp với Hằng quận công Nguyễn Hữu Vĩnh.

“Cách trả lời theo văn bản của Bộ VH,TT&DL có thể sẽ tiếp tục gây tranh chấp tấm bia mộ nói trên. Bởi ông Nguyễn Hữu Thoại, người quản lý nhà thờ Nguyễn Hữu ở thôn Gia Miêu, xã Hà Long có thể cứ nhận là đang thờ cụ Nguyễn Đức Trung (bố cụ Vĩnh) và cụ Nguyễn Hữu Vĩnh thì sao? Theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, người dân có thể thờ người khác không phải tổ tiên trực hệ nhà mình?”, ông Nguyễn Hữu Kúc bày tỏ quan điểm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vở nhạc kịch 'Lửa từ Đất' công diễn từ 15/3. Ảnh: Bình Thanh

Công diễn nhạc kịch 'Lửa từ Đất'

GD&TĐ - Tháng Ba này, Nhà hát Tuổi trẻ sẽ công diễn vở nhạc kịch “Lửa từ Đất” nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng bộ đầu tiên của Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2025).

Chủ trang trại Zhou Zhiwei cho biết, nghề buôn bán chenpi từng bị coi là một ngành lạc hậu. Ảnh: Maggie Hiufu Wong/CNN

Ở nơi 'vàng' mọc trên cây

GD&TĐ - Bề ngoài, Tân Hội chỉ là một quận buồn tẻ tại thành phố Giang Môn (Quảng Đông, Trung Quốc).

Lớp học của Trường Phổ thông liên cấp Phenikaa. Ảnh: NTCC

Lan tỏa hiệu quả mô hình song ngữ

GD&TĐ - Từ kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam có thể rút ra bài học để xây dựng hệ thống học liệu điện tử song ngữ và môn học khác bằng tiếng Anh.