Đừng làm đau lòng biển xanh

GD&TĐ - Dù rằng, mới đây, chương trình “Cuộc đua kỳ thú” 2019 đã gửi lời xin lỗi tới khán giả và biển Phú Yên thế nhưng dường như sự việc mà họ gây nên vẫn khiến dư luận nhức nhối thốt lên: “Đừng vì vui mà tiếp tục làm đau lòng biển xanh!”.

Ảnh internet
Ảnh internet

Xót xa thay khi những rặng san hô đẹp ở vùng biển Phú Yên tiếp tục bị tổn thương vì những một phút vui vẻ của con người: Lặn xuống biển lấy câu đố để ở những tấm bê tông hình tròn đặt trong khung sắt. Đau lòng thay, những rặng san hô đó đã phải oằn mình “cõng” cả khung sắt với 3 chiếc cọc có những tấm bê tông hình tròn mang câu đố…

Chẳng lẽ, để mua vui, con người có thể bất chấp tất cả? Có thật là những người tổ chức gameshow này không hề biết các quy tắc khi lặn biển, nhất là không được động đến sinh vật biển?

Chỉ đến bây giờ, khi bị tố giác (từ việc lên sóng truyền hình – tập 6 – trên kênh VTV3), bị dư luận phản ứng, ê kíp sản xuất chương trình “Cuộc đua kỳ thú” mới “hiểu việc làm đó là sai” để “gửi lời xin lỗi tới khán giả và biển Phú Yên” rồi “rút kinh nghiệm sâu sắc về việc này”… trên trang fanpage của mình. Thế là xong quy trình xin lỗi, rút kinh nghiệm vô cùng… quen thuộc.

Cứ kiểu pháp luật “ngó lơ” thế này, đồ rằng rồi ngày mai, ngày kia… sẽ tiếp tục có những kiểu chương trình mua vui như “Cuộc đua kỳ thú” cứ thoải mái “làm đau”, làm tổn thương thiên nhiên một cách vô tội vạ, nếu bị dư luận phát giác thì thực hiện quy trình… xin lỗi, rút kinh nghiệm là mọi việc lại êm xuôi! Liệu rằng, sự dễ dãi, lỏng lẻo của pháp luật có gián tiếp tạo điều kiện cho những hành vi văn hóa ứng xử thô bạo với thiên nhiên của người Việt bấy lâu nay càng được dịp… phát huy?

Gần đây, công chúng thế giới được phen “mắt tròn mắt dẹt” khi biết tin nữ diễn viên Hàn Quốc Lee Yeol Eum phải đối mặt với án tù 5 năm vì bắt và ăn thịt 2 con sò tai tượng bên trong vườn quốc gia Hat Chao Mai tại Thái Lan khi tham gia chương trình truyền hình thực tế Law Of The Jungle (Luật rừng) của Hàn Quốc. Ở Việt Nam đến bao giờ những hình phạt nghiêm khắc ấy mới được thực thi để thiên nhiên cùng biển xanh không còn bị tổn thương?

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.