Gỡ khó thiếu hụt giáo viên và cơ sở vật chất

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Thực hiện Chương trình GDPT 2018, nhiều trường học tại Hải Phòng gặp khó khăn do thiếu giáo viên, cơ sở vật chất chưa đáp ứng.

Giờ học Tiếng Anh của học sinh Trường Tiểu học Vĩnh An, huyện Vĩnh Bảo.
Giờ học Tiếng Anh của học sinh Trường Tiểu học Vĩnh An, huyện Vĩnh Bảo.

Bộn bề khó khăn

Trường Tiểu học Vĩnh An (xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Bảo) có hơn 800 học sinh. Theo thầy Vũ Văn Tính- Hiệu trưởng nhà trường, thực hiện chương trình mới nhà trường có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn.

Bên cạnh sự đồng hành, ủng hộ của các cấp chính quyền, phụ huynh học sinh, cán bộ giáo viên nhà trường luôn nỗ lực học tập, trau dồi chuyên môn. Nhiều phòng học được tu sửa khang trang, đảm bảo cơ bản dạy học theo chương trình mới.

Tuy là trường học ngoại thành nhưng số học sinh/lớp học của Trường Tiểu học Vĩnh An vẫn cao hơn quy định khoảng 10-15%. Với 808 học sinh chỉ xếp được 21 lớp. Nguyên nhân là do nhà trường thiếu 7 giáo viên; các phòng học và phòng chức năng chưa đảm bảo, nhiều phòng nhỏ hẹp, xuống cấp. Nhiều phòng học được xây dựng từ lâu, diện tích nhỏ hẹp, xuống cấp nên khó khăn cho việc đổi mới.

Trường Tiểu học Ngũ Phúc, huyện Kiến Thuỵ có hơn 600 học sinh. Theo cô giáo Đặng Thị Liên, Hiệu trưởng, nhà trường còn nhiều khó khăn nhất là về đội ngũ và cơ sở vật chất. Tính cả 3 giáo viên hợp đồng thì trường còn thiếu 5 giáo viên. Tuy nhiên, trường vẫn đang thiếu giáo viên Tin học và Tiếng Anh.

Tuy được sửa chữa cơ sở vật chất trong hè để đón năm học mới, nhưng hiện nay trường vẫn còn dãy nhà xuống cấp, chất lượng cửa kém, mất an toàn cho học sinh nên đã xuất sửa chữa nhưng chưa được duyệt. Hiện các phòng chức năng của Trường tiểu học Ngũ Phúc chưa đủ, cụ thể trường mới bố trí được phòng Tin học, Mỹ thuật; còn lại các phòng như: Ngoại ngữ, Âm nhạc, KHCN chưa có. Trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1 từ năm 1999, vì thế nhiều điều kiện theo chuẩn mới không đạt.

Dù còn nhiều khó khăn nhưng thầy cô luôn tạo điều kiện tốt nhất cho học trò.

Dù còn nhiều khó khăn nhưng thầy cô luôn tạo điều kiện tốt nhất cho học trò.

Linh hoạt đảm bảo chất lượng

Thầy Tính cho hay, để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ năm học cũng như thực hiện chất lượng Chương trình GDPT 2018, từ cuối năm học 2021-202, Trường Tiểu học Vĩnh An đã tiến hành kiểm kê toàn bộ cơ sở vật chất nhà trường để xây dựng kế hoạch chuẩn bị cho năm học mới. Trường tiến hành gắn vá, đánh nhám, sơn, lát nền lại 6 phòng học xuống cấp bị bong tróc lớp vữa và gạch nền. Hiện tại, nhà trường có đủ 1 phòng học/1 lớp và có một số phòng chức năng; trang thiết bị cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ cho dạy học.

Mỗi phòng học đều có màn hình ti vi, có kết nối mạng Internet, rất thuận tiện cho việc ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác tài nguyên dạy học. Nhà trường đầu tư phòng tin học có 20 máy hoạt động tốt, phòng Ngoại ngữ cơ bản đủ bàn, ghế cho học sinh học tập. Trường có hệ thống camera đảm bảo an toàn an ninh trường học. Phương tiện, đồ dùng dạy học, sách giáo khoa cho học sinh các lớp, đặc biệt là đối với lớp 1, lớp 2, đang trang bị đầu tư cho lớp 3.

Trong việc thực hiện chương trình GDPT 2018, nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Phòng Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Bảo, của Hội cha mẹ học sinh.

Về phía nhà trường, ngay từ đầu năm học, nhà trường đã tổ chức tập huấn cho giáo viên khối lớp 3 để giới thiệu tổng thể về chương trình GDPT 2018 và giới thiệu chương trình lớp 3 năm học 2022-2023. Ban Giám hiệu hướng dẫn tổ khối xây dựng kế hoạch bài học phù hợp với điều kiện thực tiễn tại nhà trường theo mục tiêu cần đạt của bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Thực hiện chương trình mới còn nhiều khó khăn, bỡ ngỡ nhưng đổi lại nhà trường có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, năng động, tâm huyết với nghề, có trình độ chuyên môn vững vàng, luôn học hỏi để từng bước hoàn thiện nhiệm vụ được giao.

Trước thềm năm học, trường đảm bảo 100% giáo viên dạy lớp 3 được tập huấn đầy đủ nội dung chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Qua các buổi chuyên đề chuyên đề chuyên môn cấp huyện và thành phố, thầy cô nhà trường cũng được tháo gỡ được nhiều khó khăn trong việc thực hiện chương trình GDPT 2018, thầy Tính chia sẻ thêm.

Các nhà trường mong muốn: Cấp, ngành sớm có cơ chế đào tạo, thu hút, bồi dưỡng giáo viên; quan tâm tạo điều kiện khắc phục thiếu thốn cơ sở vật chất.

Các nhà trường mong muốn: Cấp, ngành sớm có cơ chế đào tạo, thu hút, bồi dưỡng giáo viên; quan tâm tạo điều kiện khắc phục thiếu thốn cơ sở vật chất.

Theo cô Liên, với Trường Tiểu học Ngũ Phúc, dù còn nhiều khó khăn về đội ngũ và cơ sở vật chất nhưng nhà trường vẫn nỗ lực từng ngày để “bù lấp” khoảng trống với mục tiêu thực hiện tốt chương trình mới. Với môn Tin học, tạm thời trường phân công giáo viên Tổng phụ trách có chứng chỉ tin học để dạy trò. Với trường hợp thiếu giáo viên văn hoá, nếu không bố trí được, hiệu trưởng, hiệu phó sẵn sàng đứng lớp. Thực tế, có những năm hiệu phó nhà trường đứng lớp dạy cả năm học.

Còn thầy Đoàn Mạnh Cường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học - THCS Du Lễ, huyện Kiến Thuỵ cho hay, việc thiếu giáo viên tiếng Anh, Tin học là tình trạng chung của cả thành phố. Vì thế, để đảm bảo chương trình, trường phân công giáo viên có chứng chỉ Tin học đảm nhiệm bộ môn. Để lấp khoảng trống thiếu giáo viên Tiếng Anh trường chọn hình thức liên kết với trung tâm bên ngoài để giảng dạy bộ môn này.

Để thực hiện tốt chương trình mới, thầy Cường mong muốn cấp ngành sớm có cơ chế đào tạo, thu hút, bồi dưỡng giáo viên; quan tâm tạo điều kiện để các nhà trường khắc phục thiếu thốn cơ sở vật chất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sa mạc ngập vì mưa bất thường

GD&TĐ - Hầu hết các nhà khoa học đều có chung nhận định, biến đổi khí hậu có thể 'tiếp tay' gây ra tình trạng thời tiết cực đoan ở UAE.