Giữ vững, phát huy vai trò đầu tàu về Giáo dục và đào tạo

GD&TĐ - Sáng 1/8, tại TP Cần Thơ, Cụm thi đua số 1 tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2023 - 2024.

Quang cảnh Hội nghị sáng 1/8.
Quang cảnh Hội nghị sáng 1/8.

Cụm thi đua số 1 gồm 5 Sở GD&ĐT thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ).

Dự hội nghị, phía Bộ GD&ĐT có bà Nguyễn Thị Hạnh, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ. Lãnh đạo TP Cần Thơ có ông Nguyễn Thực Hiện, Phó Chủ tịch UBND thành phố.

Cụm thi đua số 1 có bà Lê Thị Bích Thuận, Giám đốc Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng, cụm trưởng Cụm thi đua số 1; ông Trần Thanh Bình, Giám đốc Sở GD&ĐT TP Cần Thơ, cụm phó Cụm thi đua số 1; ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT TP Hà Nội; ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM; ông Phạm Quốc Hiệu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Hải Phòng. Đại diện Công đoàn ngành Giáo dục; Văn phòng, các phòng chuyên môn Sở GD&ĐT 5 thành phố.

2.JPG
Ông Nguyễn Thực Hiện, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ phát biểu khai mạc Hội nghị.

“Điểm sáng” về Giáo dục và đào tạo

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Thực Hiện, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết: Hội nghị có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển GD&ĐT của Cụm thi đua số 1 nói chung, của TP Cần Thơ nói riêng. Tạo được mối quan hệ giao lưu, trao đổi, chia sẻ, gắn kết giữa các thành phố. Hy vọng và tin tưởng sẽ tiếp thu được nhiều kinh nghiệm trong triển khai thực hiện nhiệm vụ GD&ĐT, những ý tưởng hay, cách làm tốt và ý kiến quý để tham khảo trong quá trình phát triển GD&ĐT của Cụm thi đua số 1.

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” năm học 2023 - 2024. Ông Trần Nguyễn Minh Thành, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng cho biết: Cụm thi đua số 1 trong năm học 2023 - 2024, các Sở GD&ĐT đã làm tốt công tác tham mưu cho Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, đồng thời triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng tiến độ đối với các nhiệm vụ được Bộ GD&ĐT, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố giao góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, phong trào thi đua.

Trong năm học 2023 - 2024, phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” ở 5 thành phố trực thuộc trung ương đã diễn ra sôi nổi, thiết thực, hiệu quả và đã tác động mạnh mẽ đến chất lượng và hiệu quả giáo dục.

3.JPG
Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT TP Hà Nội phát biểu tại Hội nghị.

Các mô hình mới trong phong trào thi đua như: TP Hải Phòng thí điểm triển khai dạy tiếng Hàn Quốc là ngoại ngữ 1 tại các cơ sở giáo dục phổ thông. TP Đà Nẵng triển khai kí số trên học bạ; sổ theo dõi và đánh giá học sinh. TP Cần Thơ với mô hình “Trường học thân thiện, học sinh thanh lịch, không ma túy, không tệ nạn xã hội và không bạo lực học đường”.

TP Hà Nội đẩy mạnh triển khai phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” giai đoạn 2022 - 2025. Tổ chức phong trào thi đua và các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và 70 năm Ngày thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954 - 2024). TP Hồ Chí Minh chuyển đổi số và nền tảng lưu trữ toàn vẹn dữ liệu kết quả học tập của học sinh.

Năm học 2023 - 2024, quy mô mạng lưới trường lớp tại 5 thành phố được ổn định và phát triển vững chắc cả về cơ cấu và loại hình trường lớp. Các thành phố đã chú trọng đầu tư phát triển cơ sở vật chất, đầu tư xây dựng phòng học kiên cố, tỷ lệ phòng học kiên cố hơn 90%, cao hơn trung bình chung toàn quốc (79,7%). Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia gia tăng theo từng năm.

Trong năm học qua, giáo dục phổ thông 5 thành phố đã đạt được nhiều thành tích tiêu biểu như Sở GD&ĐT Cần Thơ tham gia Cuộc thi Global Robotics Games 2023 tại Singapore, đã xuất sắc mang giải “vô địch” về cho Việt Nam và thành phố; đạt giải “Á quân 2” kỳ thi Toán trí tuệ quốc tế 2023 PAMA tại Ấn Độ. Hải Phòng có 4 học sinh đã xuất sắc được chọn tham dự kì thi Olympic Khu vực và quốc tế đạt 1 Huy chương Vàng Olympic môn Sinh học, 1 Huy chương Bạc Olympic Tin học Châu Á, 1 Huy chương Đồng Olympic Vật lý Châu Á. Hà Nội có học sinh đạt Huy chương vàng Olympic Châu Á. TP Hồ Chí Minh có học sinh đạt giải Nhì quốc tế khoa học kỹ thuật ISEF…

Tại hội nghị, lãnh đạo ngành GD&ĐT 5 thành phố trực thuộc Trung ương xác định những khó khăn, vướng mắc. Trong đó cấp học Mầm non vẫn còn gặp phải một số khó khăn như: Các cơ sở GDMN công lập gặp khó khăn do thiếu kinh phí trong việc chi trả lương cho đội ngũ nhân viên hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và Nghị định số 111/2022/NĐ-CP, thu nhập của đội ngũ không cao, chưa thu hút được người lao động đến làm việc.

Thực hiện chính sách theo Nghị định 105/2020 ngày 8/9/2020 của Chính phủ chưa đạt hiệu quả cao, do trẻ em là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp chưa đảm bảo tỉ lệ 30% theo quy định tại Chương II, Điều 5, mục 1. Quy định về các điều kiện đối với giáo viên nước ngoài tham gia tổ chức cho trẻ làm quen tiếng Anh về chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm mầm non theo Thông tư số 50/TT-BGDDT cũng là một khó khăn do chưa có đơn vị tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng. Tỉ lệ trẻ được tham gia làm quen tiếng Anh ở các lớp mẫu giáo, lớp mầm non độc lập còn thấp…

4.JPG
Ông Trần Thanh Bình, Giám đốc Sở GD&ĐT TP Cần Thơ phát biểu tại Hội nghị.

Kiến nghị gỡ khó nhiều vấn đề

Tại hội nghị, Cụm thi đua số 1 đề xuất, kiến nghị Chính phủ điều chỉnh Nghị định số 105/2020 ngày 8/9/2020 quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non. Nghị định số 111/2022 ngày 30/12/2022 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Do số học sinh ngày càng tăng, giáo viên thì thiếu nhưng không được phép tuyển mới, cộng thêm việc phải thực hiện tinh giản biên chế (viên chức, công chức) theo lộ trình nên đề nghị Chính phủ xem xét không thực hiện tinh giản biên chế cào bằng đối với ngành giáo dục.

Điều chỉnh Nghị định số 151/2017 ngày 26/12/2017 của Chính phủ về Quy định một số điều của luật quản lý, sử dụng tài sản công phù hợp với tình hình thực tế hiện nay liên quan đến thuê tài sản của cơ sở giáo dục để giữ xe học sinh, thuê căn tin, hồ bơi...

Đối với Bộ GD&ĐT, hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập. Đề nghị Bộ hướng dẫn cụ thể là những “trường hợp đặc biệt” nào để thuận lợi cho việc tham mưu UBND cấp tỉnh quyết định định mức số lượng học sinh/lớp phù hợp với thực tế.

Điều chỉnh quy định phân cấp, phân quyền triệt để cho các thành phố trong công tác tuyển sinh lớp 10 để thuận lợi trong công tác xây dựng chính sách, phù hợp tính chất đặc thù của địa phương như học sinh giỏi, học sinh khó khăn, học sinh dân tộc…

Hướng dẫn cụ thể, chi tiết định mức giờ dạy cho giáo viên theo Chương trình GDPT 2018 đối với cấp tiểu học. Sớm ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện học bạ số cấp tiểu học; quy định về sử dụng học bạ số cấp THCS, THPT, GDTX (dự kiến sẽ triển khai từ năm học 2024 - 2025). Đồng thời, có hướng dẫn cơ chế chính sách cụ thể cho cán bộ phụ trách học bạ số tại các cơ sở giáo dục, Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT.

6.JPG
Bà Nguyễn Thị Hạnh, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ GD&ĐT) phát biểu tại Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Hạnh, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ GD&ĐT) cho biết: Năm học qua, 5 Sở GD&ĐT đã đạt kết quả đáng khích lệ, chất lượng GD&ĐT nâng lên. Nổi bật như số học sinh giỏi quốc gia, đoạt giải quốc tế; đầu tư cơ sở vật chất, đẩy mạnh chuyển đổi số, tuyển dụng, bồi dưỡng giáo viên, thực hiện tốt các phong trào thi đua… Đặc biệt, có nhiều tấm gương, điển hình tiên tiến; rất mong các mô hình này cần tiếp tục nhân rộng, lan tỏa trong toàn ngành.

Đối với các kiến nghị của Cụm thi đua số 1, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ đề nghị hoàn thiện báo cáo gửi về Bộ GD&ĐT… Mong Cụm thi đua số 1 tiếp tục giữ vững thành tích, giữ vững vai trò đầu tàu về GD&ĐT.

7.JPG
Đại biểu tham dự Hội nghị.

Tại Hội nghị, Cụm thi đua số 1 đề nghị Bộ GD&ĐT tặng Cờ thi đua cho Sở GD&ĐT TP Hà Nội; tặng Bằng khen cho Sở GD&ĐT TPHCM; Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng. Năm học 2024 - 2025 TP Cần Thơ là Cụm trưởng Cụm thi đua số 1; TP Hà Nội là cụm phó.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng chức năng cùng người dân Yên Bái xuyên đêm canh lũ.

Người dân Yên Bái trắng đêm canh lũ

GD&TĐ - Tính đến sáng 9/9, bão số 3 đã làm 3 người chết, 4 người bị thương, nước sông dâng cao liên tục khiến người dân Yên Bái trắng đêm canh lũ.

Cổng Trời - Hoành Sơn Quan tọa lạc trên đỉnh Đèo Ngang (xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Ảnh: Phượng Vũ.

Cổng Trời 200 tuổi trên đỉnh Đèo Ngang

GD&TĐ - Hoành Sơn Quan nằm trên đỉnh Đèo Ngang, thuộc ranh giới hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, người dân địa phương thường gọi di tích trên là 'Cổng Trời'.

Khắp Firozabad, đâu đâu cũng có người bán vòng tay thủy tinh. Ảnh: Bbc.com

Độc đáo nghề lọc vàng từ rác

GD&TĐ - Firozabad (Ấn Độ), 'kinh đô buôn bán vòng tay thủy tinh', xuất hiện một nghề không ai ngờ tới là lọc vàng từ rác sản xuất vòng tay.