Giông lốc tại Nghệ An làm tốc mái nhiều trường học, nhà dân

GD&TĐ - Chiều 7/5, giông lốc bất ngờ làm tốc toàn bộ mái tôn dãy phòng học 3 tầng của Trường THPT Quỳ Châu (Nghệ An) sau khi HS khối 12 hoàn thành thi thử.

Dãy nhà 3 tầng 18 phòng học tại Trường THPT Quỳ Châu (Nghệ An) bị tốc mái hoàn toàn. Ảnh: NTCC.
Dãy nhà 3 tầng 18 phòng học tại Trường THPT Quỳ Châu (Nghệ An) bị tốc mái hoàn toàn. Ảnh: NTCC.

Chiều 7/5, sau nhiều ngày nắng nóng gay gắt, các miền núi cao của Nghệ An như Quỳ Châu, Quế Phong, Kỳ Sơn xảy ra mưa lớn, lốc xoáy khiến nhiều trường học, nhà dân bị tốc mái, thiệt hại tài sản.

Tại Trường THPT Quỳ Châu (huyện Quỳ Châu), từ 16h50 - 18h chiều 7/5, giông lốc đã làm tốc toàn bộ mái tôn của dãy nhà 3 tầng 18 phòng học vừa mới làm để khắc phục mưa dột bị đánh bay xuống đất.

Toàn bộ mái tôn dãy phòng học của Trường THPT Quỳ Châu bị lật và rơi xuống đất. Ảnh: NTCC.

Toàn bộ mái tôn dãy phòng học của Trường THPT Quỳ Châu bị lật và rơi xuống đất. Ảnh: NTCC.

Ngay trước thời gian này, hơn 400 học sinh khối 12 dự thi môn cuối cùng (khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) của kỳ khảo sát chất lượng kết hợp thi thử tốt nghiệp THPT. Cô Nguyễn Thị Bình – Phó Hiệu trưởng nhà trường cho hay: “Sau khi học sinh thi xong và ra về khoảng 15 phút thì giông lốc bất ngờ ập đến. Cơn lốc kéo dài khoảng 30 phút tại khu vực thị trấn Tân Lạc. Rất may thời điểm đó đã thi xong, học sinh giáo viên đã ra về nên không có thiệt hại về người. Trong tối cùng ngày, ban giám hiệu nhà trường cũng đã thông báo cho toàn thể học sinh sáng mai (ngày 8/5) nghỉ học để đảm bảo an toàn. Đồng thời nhà trường sẽ báo cáo chính quyền địa phương để cùng phối hợp khắc phục thiệt hại”.

Rất may thời điểm này, hơn 400 học sinh khối 12 đã hoàn thành kỳ thi thử tốt nghiệp THPT và ra về nên không xảy ra thiệt hại về người. Ảnh: NTCC.

Rất may thời điểm này, hơn 400 học sinh khối 12 đã hoàn thành kỳ thi thử tốt nghiệp THPT và ra về nên không xảy ra thiệt hại về người. Ảnh: NTCC.

Theo Phó Hiệu trưởng Trường THPT Quỳ Châu, dự kiến ngày 8/5 toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên đến trường dọn dẹp, khắc phục hậu quả do giông lốc. Nhà trường cũng sẽ huy động 3 lớp lịch trực tuần để chung sức giúp dọn dẹp vệ sinh khu vực an toàn, vừa sức với các em. Mục đích sớm khắc phục cơ bản thiệt hại, đảm bảo an toàn, để sớm quay trở lại dạy học đúng tiến độ, tổ chức kiểm tra, đánh giá cuối năm và ôn thi cho lớp 12.

Trường Mầm non xã Châu Bính (huyện Quỳ Châu) bị gãy sau trận giông lốc. Ảnh: NDCC.

Trường Mầm non xã Châu Bính (huyện Quỳ Châu) bị gãy sau trận giông lốc. Ảnh: NDCC.

Trên địa bàn huyện Quỳ Châu, một số trường học mầm non, tiểu học cũng bị ảnh hưởng. Theo lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện, qua thống kê sơ bộ ban đầu, tổng thiệt hại do giông lốc chiều 7/5 đối với cơ sở trường học trên địa bàn khoảng 200 triệu.

Giông lốc cũng làm tốc mái nhiều nhà dân, gãy đổ cây cối, bờ rào, cột điện tại thị trấn Tân Lạc, xã Châu Bính, Châu Tiến, Châu Hạnh… của huyện Quỳ Châu.

Cột điện bị gãy đổ tại xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu, Nghệ An. Ảnh: NDCC.

Cột điện bị gãy đổ tại xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu, Nghệ An. Ảnh: NDCC.

Trên địa bàn huyện Quế Phong chiều nay cũng có mưa, giông lốc khiến 1 ngôi nhà của ông Ngân Văn Dục ở xã Mường Nọc bị sập hoàn toàn. Đó là nhà của ông Ngân Văn Dục ở xã Mường Nọc. Mưa đá kèm gió mạnh cũng diễn ra tại huyện Kỳ Sơn khiến nhiều nhà dân bị thiệt hại tài sản.

Một nhà dân tại xã Mường Nọc, huyện Quế Phong bị đánh sập hoàn toàn sau mưa lốc. Ảnh: NDCC.

Một nhà dân tại xã Mường Nọc, huyện Quế Phong bị đánh sập hoàn toàn sau mưa lốc. Ảnh: NDCC.

Các huyện đang thống kê thiệt hại và khẩn trương khắc phục hậu quả do giông lốc gây ra. Trước đó, từ sau tết nguyên đán đến nay, các huyện miền núi cao của Nghệ An hầu như không có mưa. Kết hợp thời tiết nắng nóng liên tục thời gian gần đây gây nguy cơ giông, lốc nguy hiểm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.