Giới trẻ thích giao tiếp bằng giọng nói với smartphone

Một nghiên cứu gần đây của Google cho thấy, rất nhiều thanh thiếu niên ở Mỹ thích sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói trên các thiết bị di động của họ hơn những người trưởng thành.

Giới trẻ thích giao tiếp bằng giọng nói với smartphone

Kết quả nghiên cứu này cho thấy, có khoảng 55% thanh niên dưới 18 tuổi thường dùng các trợ ý ảo như Cortana, Siri hay Google Voice Search hơn một lần mỗi ngày, trong khi con số này ở lứa tuổi thiếu niên là 41%.

Con số này thậm chí còn leo thang lên mức 75% đối với các đối tượng thanh thiếu niên có mật độ sử dụng smartphone của họ trên 11 giờ mỗi ngày.

Những người dùng tuổi teen này gần như không cảm thấy lo ngại về sự kỳ thị của xã hội, thậm chí có vẻ như họ thích ra lệnh bằng giọng nói với smartphone khi có bạn bè ở xung quanh (57% cảm thấy vô tư so với 24% lo ngại về việc làm phiền người khác). Trong khi đó, có khoảng 45% người lớn tự cảm thấy thân thiện hơn khi giao tiếp với thiết bị của họ bằng giọng nói.

Vậy mục đích mà mọi người ra lệnh bằng giọng nói của họ như thế nào? Giới tuổi teen có xu hướng dựa vào chức năng ra lệnh bằng giọng nói cho thiết bị khi họ muốn gọi điện cho ai đó, và họ sử dụng nó một cách rất tự nhiên trong các hoạt động hàng ngày của giới trẻ như tư vấn bài tập ở nhà, nghe nhạc hay tra cứu lịch chiếu phim.

Trong khi đó, các bậc bố mẹ "nhàm chán" lại có xu hướng sử dụng tính năng giao tiếp bằng giọng nói để tra cứu các hướng dẫn hoặc nhắn tin.

Thực sự thì các kết quả nghiên cứu này không quá ngạc nhiên, bởi như một quy luật muôn thuở, những người trẻ tuổi vẫn có xu hướng nắm bắt công nghệ mới nhanh hơn. Nhưng qua đây chúng ta có thể thấy tính năng giao tiếp bằng giọng nói có lẽ sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong các smartphone ở tương lai.

Hy vọng các trợ lý ảo thông minh như Cortana của Microsoft hay Siri của Apple và Google Now sẽ sớm hỗ trợ người dùng Việt một cách thân thiện hơn.

Theo VnReviews/ PR Newswire

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.