Giáp Tết, quất Tứ Liên lại chết khô

Nhìn những cành quất héo rũ, lá vàng úa, thân cây dần chết khô, nhiều người dân Tứ Liên, Hà Nội mếu máo, lo vỡ nợ khi Tết đến gần.

Giáp Tết, quất Tứ Liên lại chết khô

Phường Tứ Liên (quận Tây Hồ) là vùng trồng quất nổi tiếng ở Hà Nội. Mỗi năm, nơi đây bán ra hàng triệu cây quất cảnh phục vụ người dân khắp các tỉnh miền Bắc chơi Tết. Tuy nhiên, thời tiết khắc nghiệt năm nay khiến người nông dân nơi đây hết sức khó khăn.

Những cây quất đang xanh tốt, quả vàng đẹp trĩu cành những ngày này bỗng nhiên lá rũ xuống chuyển vàng, quả rụng và cây chết dần.

Giap Tet, quat Tu Lien lai chet kho - Anh 1

Năm nay, dân Tứ Liên lại buồn vì quất chết... Ảnh: Ngô Minh.

Sáng 21/12, tại khu vực ngoài bãi sông Hồng đoạn phường Tứ Liên, dọc hai bên đường dẫn vào vườn quất, đâu đâu cũng thấy xác quất đã khô hoặc còn tươi, mới bị người dân vứt bỏ. Đi sâu vào bên trong các luống quất, nhiều cây đang héo rũ, vàng lá, quả nhăn nheo… chờ chết.

Không khỏi xót ruột khi nhìn những đống quất cảnh bung rễ chết héo khô bên vệ đường, chủ vườn quất Tài than thở: “Đâm lao thì phải theo lao thôi. Giờ trồng quất xong thì bán hết đất đi mà trả nợ”.

Ông Tài kể nhà ông có gần trăm gốc quất. Gốc to giá bán tại vườn từ 10-15 triệu đồng, quất cảnh trong chậu dao động từ 600.000 đồng đến 1 triệu đồng một gốc. Tuy nhiên, chi phí phân bón, công thuê, tưới nước cũng phải chiếm đến 80% giá thành bán ra. Lợi nhuận chẳng là bao, trong khi quất chết không đủ bù trừ vào.

“Nhà tôi còn chết ít, nhiều nhà chết hàng chục cây. Năm nay, thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng đến giáp Tết. Ngoài ra, nhiều người còn mua phải phân bón giả, tưới vào xót cây chết hết. Người trồng quất mấy năm gần đây liên tục gặp cảnh cây chết khô khi gần vụ thu hoạch”, ông Tài xót xa nói.

Giap Tet, quat Tu Lien lai chet kho - Anh 2

Quất chết khô chất thành từng đống. Ảnh: Kiều Linh.

Cách vườn ông Tài vài chục mét là vườn quất nhà bà Lan đang héo rũ, nhiều cây đã chết, lá khô rụng đầy gốc, quả héo quắt queo. “Giá nó chết từ lúc mới trồng thì còn đỡ. Đằng này gần đến ngày thu hoạch mới lăn ra chết, bao nhiêu tiền của đổ xuống cả sông Hồng”, bà Lan nói.

Bà Lan kể mỗi gia đình ở Tứ Liên bỏ ra ít thì hơn 100 triệu, nhiều vài trăm triệu để đầu tư quất Tết, vì có những cây giống lên tới vài triệu đồng. Nhưng cách đây hơn 1 tháng, nhiều cây bị thối rễ, vàng lá, có dấu hiệu chết.

Lý giải hiện tượng này, bà cho rằng một phần do quất bị nấm rễ, một phần thời tiết nắng mưa thất thường. Giữa năm mưa nhiều úng nước không thoát được, nhưng cuối năm lại nắng nóng to, kéo dài.

Rút kinh nghiệm từ những năm trước, bà Lan thuê hẳn 3 người chuyên về kỹ thuật cây trồng tư vấn, chăm bón điều độ hơn, phun thuốc phòng bệnh vừa phải nên vườn quất có vẻ khả quan hơn. Số lượng cây bệnh vì thế cũng ít hơn nhiều nhà khác. Vườn quất nhà bà Lan hiện cũng có cây chết, nhưng ít hơn so với các chủ vườn khác.

Chỉ tay vào cây quất thế cao hơn 2 m quả chín vàng ươm, bà Lan làm phép tính: "Tiền mua giống là 800.000 đồng, chăm bẵm gần 1 năm nay tổng cộng mất hơn 1 triệu rồi, nhưng bán ra chắc cũng chỉ tầm đó. Trong khi phải chịu lỗ những cây khác, thì coi như hòa vốn, thậm chí lỗ".

Trong 3 năm liên tục từ 2013, 2014 và 2015, quất Tứ Liên đã chịu cảnh mất mùa khi giáp Tết, hàng trăm cây quất cảnh chết héo, khô rễ, vàng lá không rõ nguyên nhân.

Theo Zing

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.