Chương trình có sự tham gia của các khách mời:
- Ông Mai Tấn Linh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐTĐà Nẵng;
- Ông Lê Đức Hiếu, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa;
- Cô Nguyễn Thị Đào, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thịnh Đức, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Ngành GD&ĐT các địa phương đã xây dựng nhiều phương án cho ngày khai giảng để chủ động với với tình hình thực tế. Đội ngũ các thầy cô giáo đang nỗ lực khắc phục những khó khăn do ảnh hưởng của dịch bênh, chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để tạo được sự háo hức cho HS của ngày mở đầu một năm học.
Dù tạm dừng đến trường do ảnh hưởng của dịch bệnh hay khai trường trong điều kiện áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch thì giáo viên, học sinh và xã hội vẫn mong muốn có một ngày khai giảng, ngày toàn dân đưa trẻ đến trường thực sự là ngày hội.
Chương trình Giao lưu trực tuyến do Báo Giáo dục và Thời đại tổ chức, trao đổi giữa khách mời và bạn đọc sẽ xoay quanh việc chuẩn bị cơ sở vật chất cho năm học mới; các phương án cho Ngày Khai trường đối với vùng dịch; các biện pháp phòng, chống dịch để Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường vừa đảm bảo an toàn vừa thực sự là ngày hội; các chính sách hỗ trợ cho HS có hoàn cảnh khó khăn hoặc bị ảnh hưởng bởi dịch Covid để hạn chế thấp nhất tình trạng HS bỏ học vì khó khăn về kinh tế; kế hoạch dạy học trong điều kiện ảnh hưởng dịch bệnh…
Độc giả có thể gửi câu hỏi tới các khách mời tại đây hoặc gửi hộp thư email: gdtddientu@gmail.com
Ông Lê Đức Hiếu
Trưởng phòng GD&ĐT huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ông Mai Tấn Linh
Phó GĐ Sở GD&ĐT Đà Nẵng, TP Đà Nẵng
Cô Nguyễn Thị Đào
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thịnh Đức, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Ông Mai Tấn Linh
Từ đây cho đến ngày 6/9, khi HS bắt đầu học trực tuyến còn một khoảng thời gian nữa. Đà Nẵng đang nỗ lực tập trung thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch ở mức độ cao nhất. Đến thời điểm đó, tùy theo diễn biến thực tế của tình hình dịch, Sở GD&ĐT sẽ có những phương án hỗ trợ cho phụ huynh học sinh. Nếu vẫn còn khu vực thực hiện phong tỏa cứng, Sở GD&ĐT sẽ làm việc với Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị trường học Đà Nẵng vận chuyển sách giáo khoa theo đơn đặt hàng của phụ huynh.
Bạn vanhatran8@...:
Ông Mai Tấn Linh
Năm học 2020 – 2021 vừa qua, vì “tựu trường” online nên ở bậc Tiểu học và các lớp đầu cấp của THCS, THPT, giáo viên đã thành lập các nhóm chat để gửi các thông tin nhờ phụ huynh hỗ trợ. GV giới thiệu, giúp HS làm quen với chương trình học tập và giáo dục; phương pháp học tập và rèn luyện ở trường mới, lớp mới, môn học mới…Có một số trường đã tự quay và dựng những đoạn phim ngắn về trường với những góc máy đẹp nhất để giới thiệu đến HS.
Tùy theo điều kiện cụ thể của từng trường, các trường sẽ chủ động và có những phương án, hình thức tổ chức phù hợp để giúp HS bớt đi những bỡ ngỡ của giai đoạn chuyển cấp học. Khi dịch bệnh được khống chế, HS đến trường học trực tiếp, các trường cũng sẽ có những hình thức tổ chức đón HS phù hợp, giúp cho các em có những khởi đầu tốt đẹp cho một năm học.
Bạn Phạm Đức Long – Bắc Giang:
Cô Nguyễn Thị Đào
Trải qua hai năm học có những thời điểm chuyển sang dạy học trực tuyến, tôi nghĩ đến giờ cả giáo viên và học sinh đều đã sẵn sàng, linh hoạt để có thể lựa chọn học dạy - học trực tiếp hay trực tuyến, tùy vào tình hình thực tế.
Nhưng cũng cần nói rằng, đối với các em học sinh còn nhỏ tuổi như lớp 1 - lớp 2, được học trực tiếp trên lớp vẫn sẽ hiệu quả hơn, bởi các em còn nhỏ, đang ở giai đoạn thích hoạt động tương tác, cần chỉ bảo hướng dẫn nhiều. Tôi mong muốn, trong tình huống phải dạy học trực tuyến, rất cần ưu tiên cho khối lớp 1 - lớp 2 đến trường, chia các em thành nhóm nhỏ, học theo ca để dạy học trực tiếp trên lớp.
Bạn levietminh@...:
Ông Lê Đức Hiếu
Ngày đầu tiên đến trường luôn in đậm trong ký ức mỗi học sinh, để các em khi trưởng thành luôn có những kỷ niệm và ký ức đẹp về thầy cô, bạn bè, luôn hướng về mái trường thân yêu.
Do đó, Phòng GD&ĐT huyện Quan Hóa yêu cầu các trường cần chuẩn bị thật chu đáo mọi điều kiện cho ngày tựu trường và ngày khai giảng năm học mới, như: Sửa sang, trang trí khuôn viên trường, lớp học sạch đẹp, treo cờ Tổ quốc, băng rôn khẩu hiệu.
Tạo được không khí thật vui tươi, trang trọng nhưng vẫn phải thực hiện nghiêm việc phòng chống dịch Covid-19, để tập cho học sinh có ý thức tự giác, thói quen trong việc phòng chống dịch. Đồng thời, lưu ý cho phụ huynh chuẩn bị chu đáo những thứ cần thiết cho con em trong buổi lễ khai giảng như ăn mặc đẹp, có cờ hoa, sách vở….
Các trường báo cáo với cấp ủy và chính quyền địa phương để giúp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, giãn cách trước khu vực cổng trường để phòng, chống dịch Covid-19 và thuận tiện cho phụ huynh đưa đón trẻ. Tổ chức các hoạt động vui chơi, gắn kết bạn bè cho học sinh.
Bạn Thaidoanky@...:
Ông Lê Đức Hiếu
Trung tâm Y tế huyện đã phun khử khuẩn cho các trường học. Sở GD&ĐT tạo đã cấp dụng cụ đo thân nhiệt cho các trường. Các nhà trường cũng đã chuẩn bị khẩu trang y tế, dung dịch sát khuẩn tay... cho học sinh.
Bên cạnh đó, Phòng GD&ĐT huyện Quan Hóa yêu cầu các trường sẽ tổ chức khai giảng năm học mới vào sáng ngày 5/9. Việc tổ chức buổi khai giảng phải đảm bảo các yêu cầu công tác phòng chống dịch Covid-19 trong nhà trường.
Các trường phải mở sổ theo dõi người vào, ra nhà trường. Thực hiện đo thân nhiệt hàng ngày đối với người vào nhà trường. Cảnh báo và không cho người có biểu hiện sốt vào trong trường. Thực hiện nghiêm quy định “5k”.
Hiệu trưởng các trường phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch bệnh tại trường mình. Phải đảm bảo an toàn sức khỏe cho cán bộ, GV, nhân viên và học sinh để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học mới.
Đối với các trường Mầm non không tổ chức tập trung ngoài trời, mà tổ chức khai giảng tại mỗi lớp học, nhóm lớp. Giáo viên tổ chức các hoạt động văn nghệ, vui chơi, tạo không khí vui tươi cho trẻ. Đối với các trường TH, THCS, GDNN-GDTX cũng tổ chức khai giảng tại lớp học, nội dung khai giảng được truyền qua loa truyền thanh của nhà trường.
Bạn Trantrunghieu@...:
Ông Lê Đức Hiếu
Nếu tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp, học sinh không thể đến trường học tập, thì phương án tổ chức dạy học là: Đối với các trường, điểm trường ở vùng trung tâm huyện có mạng internet, thì các trường tổ chức dạy học trực tuyến qua máy tính, điện thoại thông minh kết nối mạng với học sinh.
Đối với các trường vùng sâu vùng xa không có các phương tiện học tập trực tuyến thì giáo viên biên soạn chương trình học, in ấn tài liệu, hướng dẫn, giao bài cho học sinh tự học ở nhà; nhận lại bài và đánh giá việc học của học sinh.
Bạn Luongthuylinh@...:
Ông Mai Tấn Linh
Chương trình khai giảng trực tuyến sẽ do các trường thực hiện. Sở sẽ hướng dẫn các đơn vị, trường học xây dựng kế hoạch triển khai phương án tổ chức khai giảng năm học mới bằng hình thức trực tuyến như chuẩn bị đường truyền, mạng, thiết bị, phần mềm (Zoom, VnEdu, Microsoft Team …), tập huấn sử dụng phần mềm cho giáo viên, thành lập đội ngũ hỗ trợ kĩ thuật tại các đơn vị.
Quan điểm của Sở GD&ĐT Đà Nẵng làdù được tổ chức với hình thức trực tiếp hay “trực tuyến” thì ngày Khai trường 5/9 vẫn phải là một ngày có nhiều dấn ấn khó phai trong ký ức của mỗi HS. Ngoài ra, cảm xúc từ ngày khai trường cũng sẽ truyền cảm hứng cho cả GV và phụ huynh để bắt đầu một năm học mới. Chính vì vậy, Sở động viên các đơn vị, trường học nên có sự chuẩn bị chu đáo. Dù được tổ chức trực tuyến thì cố gắng chuyển tải được không khí của Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường.
Bạn Mạnh Tuấn – TP. Thanh Hoá:
Ông Lê Đức Hiếu
Phải tổ chức nghiêm túc việc học tập chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, bằng trực tiếp và trực tuyến. Thực hiện tốt việc kiểm tra tiến độ và kết quả thực hiện của GV. Hướng dẫn các trường xây dựng kế hoạch GV và gửi về Phòng GD để cán bộ, chuyên viên của phòng, GV cốt cán bộ môn góp ý cho các trường.
Mỗi môn học, GV cốt cán phụ trách lập một nhóm zalo cho tất cả GV cùng bộ môn trong huyện, để có thể trao đổi chuyên môn về những vấn đề còn vướng mắc trong thực hiện chương trình giáo dục năm 2018.
Bạn vuongdotran@...:
Ông Mai Tấn Linh
Sở GD&ĐT Đà Nẵng đã hướng dẫn về tổ chức “Tuần lễ làm quen” trong điều kiện HS vẫn chưa thể đến trường học trực tiếp.
Theo đó, nhà trường chỉ đạo các giáo viên lựa chọn những nội dung kiến thức, kĩ năng cốt lõi, cần thiết, hướng dẫn phụ huynh tổ chức giáo dục học sinh ở nhà phù hợp với điều kiện của gia đình, nhằm chuẩn bị cho học sinh sẵn sàng vào học lớp 1 (hướng dẫn học sinh tư thế ngồi học, cách cầm bút, đặt bút, nối nét, cách cầm sách đọc; làm quen với các loại sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập,...; đọc các âm trong bảng chữ cái, đọc các số từ 0 đến 10...; hướng dẫn học sinh kĩ năng giao tiếp, cách diễn đạt, trình bày với thầy cô, bạn bè, cha mẹ...).
Sau tuần làm quen, khi vào chương trình nhưng học sinh chưa đến trường, các trường hướng dẫn giáo viên điều chỉnh kế hoạch, nội dung phù hợp, soạn bài dạy học qua Internet phù hợp với thực tế, chú trọng đến đọc, viết và tính toán cho học sinh. Đồng thời, thực hiện Công văn số 1156/BGDĐT-GDTH ngày 24/3/2021 của Bộ GD&ĐT về việc triển khai giải pháp dạy học Tiếng Việt lớp 1 trên truyền hình, giáo viên thông báo và hướng dẫn học sinh học Tiếng Việt qua các chủ đề tại chuyên mục “TIỂU HỌC – Tiếng Việt lớp 1”, kênh Youtube VTV7
Bạn Minhthule@...:
Ông Lê Đức Hiếu
Vừa qua,Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã hướng dẫn về chuẩn bị các điều kiện cho năm học 2021-2022 và tổ chức Lễ Khai giảng năm học mới, trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường như hiện nay. Do đó, Phòng GD&ĐT huyện Quan Hóa đã chỉ đạo các trường triển khai, thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch Covid-19.
Ngành GD huyện đã xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng số 1 trong năm học, cần phải thực hiện tốt công tác phòng chống dịch, tuyệt đối không để dịch xâm nhập và lây lan vào nhà trường.
Phòng GD&ĐT huyện Quan Hóa đã chỉ đạo các trường chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết phục vụ năm học mới, như: Thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của cơ quan Y tế. Tổng vệ sinh trường lớp đảm bảo khuôn viên trường lớp xanh, sạch, đẹp.
Tu sửa bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, chuẩn bị tài liệu sách giáo khoa phục vụ việc dạy học. Tư vấn và giúp phụ huynh học sinh mua sách giáo khoa lớp 1,2,6 chương trình giáo dục năm 2018. Chuẩn bị các nội dung hoạt động Đoàn Đội, hoạt động ngoài giờ lên lớp, đón học sinh đầu cấp, học nội quy trường lớp…
Hướng dẫn các nhà trường tổ chức buổi lễ khai giảng năm học mới phù hợp trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Thời lượng tổ chức buổi lễ ngắn gọn không được kéo dài thời gian, nhưng vẫn tạo được không khí vui tươi, trang trọng, ý nghĩa của ngày đưa trẻ đến trường và buổi lễ khai giảng năm học mới.
Bạn Trantunganh@...:
Ông Mai Tấn Linh
Sở GD&ĐT Đà Nẵng phối hợp tham mưu UBND thành phố trình HĐND thành phố một số nội dung và đã được thông qua tại Kì hợp thứ 2, HĐNĐ thành phố khóa X (ngày 12/8/2021) như:
Nghị quyết quy định chính sách đối với trẻ em mầm non, giáo viên mầm non tại các cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình dân lập, tư thục liên quan đến khu công nghiệp trên địa bàn thành phố. Theo đó, mức hỗ trợ đối với trẻ em là 200.000 đồng/trẻ/tháng (tăng 25% so với mức tối thiểu quy định tại Nghị định số 105/2020/NĐ-CP là 160.000 đồng) và mức hỗ trợ đối với giáo viên là 800.000 đồng/người/tháng. Tổng kinh phí hỗ trợ trong năm học 2021-2022 là 15,6 tỷ đồng.
Giữ nguyên mức thu học phí, học phí học lại đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc thành phố Đà Nẵng quản lý năm học 2021-2022.
Đà Nẵng thực hiện hỗ trợ 100% học phí theo mức thu học phí công lập năm học 2021-2022 với tổng kinh phí thực hiện gần 87 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố, áp dụng cho trẻ mầm non, học sinh các trường phổ thông công lập, ngoài công lập trên địa bàn thành phố (không áp dụng đối với trẻ mầm non, học sinh phổ thông thuộc cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài).
Sở GD đã hướng dẫn các đơn vị, trường học thực hiện các khoản thu trong năm học 2021-2022 theo văn bản hướng dẫn của các cấp; công tác hỗ trợ chi phí học tập đúng đối tượng. Đặc biệt, các trường tránh thu gộp các khoản ngay từ đầu năm học.
Ngoài ra, các tổ chức, đoàn thể tại các đơn vị, trường học đã vận động các nguồn lực để hỗ trợ trao học bổng khuyến học, khuyến tài cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn hoặc bị ảnh hưởng do tình hình dịch Covid-19 để đảm bảo không có học sinh bỏ học vì lí do gia đình khó khăn.
Bạn Trường Xuân – Ngọc Lặc, Thanh Hoá:
Ông Lê Đức Hiếu
Trước hết là làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho học sinh, phụ huynh và nhân dân về mục đích, ý nghĩa của chương trình thay sách giáo khoa mới, tạo sự đồng thuận trong xã hội để triển khai thực hiện được tốt.
Tổ chức tập huấn chương trình, nội dung thay sách cho tất cả cán bộ, giáo viên các trường. Phân công GV có chuyên môn vững vàng dạy lớp 1, 2, 6. Chuẩn bị cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, máy chiếu, ti vi để phục vụ giảng dạy.
Phối hợp với đơn vị viễn thông nâng cấp hệ thống mạng internet đến trường học để các thầy cô thuận tiện trong việc truy cập "sách mềm" và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Các trường tư vấn và giúp phụ huynh mua sách giáo khoa chương trình mới cho học sinh.
Bạn Binhminh9@...:
Ông Lê Đức Hiếu
Việc này phải làm để tất cả cán bộ, giáo viên TH, THCS được nắm bắt đầy đủ về mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp dạy học sách mới. Sau khi cán bộ cốt cán của ngành được tập huấn chương trình thay sách tại Sở và Bộ, thì về các trường tổ chức tập huấn cho tất cả GV.
Các trường tổ chức thành các chuyên đề sinh hoạt chuyên môn, cùng thảo luận để thống nhất nội dung, phương pháp dạy học, cách thức xây dựng kế hoạch bài giảng, kế hoạch môn học, kế hoạch nhà trường. GV có thể lập nhóm zalo để cùng trao đổi các vấn đề về chương trình SGK mới.
Bạn Luongthuha@...:
Ông Lê Đức Hiếu
Nếu tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp, học sinh không thể đến trường học tập, thì phương án tổ chức dạy học là: Đối với các trường, điểm trường ở vùng trung tâm huyện có mạng internet, thì các trường tổ chức dạy học trực tuyến qua máy tính, điện thoại thông minh kết nối mạng với học sinh.
Đối với các trường vùng sâu vùng xa không có các phương tiện học tập trực tuyến thì GV biên soạn chương trình học, in ấn tài liệu, hướng dẫn, giao bài cho học sinh tự học ở nhà; nhận lại bài và đánh giá việc học của học sinh.
Bạn tranthunga@...:
Cô Nguyễn Thị Đào
Nhằm đảm bảo an toàn phòng dịch, nhà trường tăng cường việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin để thông báo rộng rãi nội dung công tác tuyển sinh lớp 1 đến nhân dân. Website là một kênh thông tin rất tiện ích và hiệu quả. Bên cạnh đó, các khâu từ đăng kí đến thông báo kết quả đều có triển khai qua kênh trực tuyến.
Cho đến nay, nhà trường đã hoàn thành việc tuyển sinh 4 lớp 1, đảm bảo yêu cầu chuyên môn và đảm bảo an toàn.
Bạn Minhthule@...:
Ông Lê Đức Hiếu
Năm 2021, UBND tỉnh giao 1.013 biên chế viên chức cho ngành giáo dục huyện. Hiện, Quan Hóa có 990 viên chức và GV hợp đồng, đang thiếu 14 GV.
Để sử dụng hiệu quả đội ngũ GV hiện có, Phòng GD đã cân đối đội ngũ GV giữa các trường, các cấp học cho phù hợp, điều động GV từ trường dôi dư đến trường thiếu. Những môn học có ít tiết, hoặc môn đặc thù như nhạc, họa thì bố trí GV dạy liên trường, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường dạy đủ số tiết quy định. Báo cáo UBND tỉnh xin chủ trương tuyển dụng số GV còn thiếu so với biên chế được giao.
Bạn lethuvan@...:
Cô Nguyễn Thị Đào
Nhà trường đã có chương trình đón học sinh vào lớp 1, trong trường hợp không khai giảng trực tiếp thì nhà trường sẽ có video thay thế, trong đó có đầy đủ các nội dung ý nghĩa, để các em cảm nhận được niềm vui ngày đầu vào Tiểu học.
Bạn Tranlethuy@...:
Ông Mai Tấn Linh
Theo kinh nghiệm tạo tài khoản học tập từ năm học 2020 – 2021 của một số trường học thì từ danh sách học sinh đăng ký, nhập lên phần mềm vnedu, sẽ có tài khoản mới. GV chủ nhiệm sẽ liên hệ với số điện thoại trong hồ sơ đăng ký nhập học, yêu cầu HS tạo tài khoản zalo để hình thành nên group (nhóm) của lớp. Các thông tin về tài khoản học trực tuyến, thời khóa biểu…, sẽ được gửi trong group này.
Bạn Trần Đức – Thái Nguyên:
Cô Nguyễn Thị Đào
Hiện nhà trường có tủ thuốc, khẩu trang y tế dự phòng, các máy đo thân nhiệt nhanh, các phương tiện sơ cứu cơ bản. Hệ thống nước với 30 vòi rửa tay vừa được bổ sung, cùng với dung dịch sát khuẩn đã được trang bị đầy đủ cho từng lớp.
Để tăng cường biện pháp an toàn phòng dịch, nhà trường còn phối hợp để nhận được sự hỗ trợ của các cán bộ từ trạm y tế xã trong công tác kiểm tra, chăm sóc sức khỏe học sinh.
Bạn thanhnam@...:
Cô Nguyễn Thị Đào
Điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo tỉ lệ 1 phòng/lớp học và có các phòng hỗ trợ học tập. Hiện tại có khoảng 70% các phòng học của nhà trường được trang bị tivi, máy chiếu phục vụ dạy học. Hệ thống phòng học, trang thiết bị cơ bản đáp ứng được yêu cầu.
Hằng năm, nhà trường đều phối hợp với phụ huynh học sinh, đơn vị bộ đội kết nghĩa (Lữ đoàn 382) để sửa chữa, trang trí sân trường lớp học, lát gạch, trồng cây, tạo không gian và cảnh quan sạch đẹp.
Bạn cogiaovungcao@...:
Cô Nguyễn Thị Đào
Nhà trường xác định ưu tiên cho khối lớp học theo chương trình mới trước, cho nên đã chủ động lựa chọn những giáo viên nhiều kinh nghiệm và năng lực nhất, để các cô có thời gian nghiên cứu sách và chương trình, tham gia tập huấn, chuẩn bị sẵn sàng bước vào năm học.
Bạn Lê Thức – Tuyên Quang:
Cô Nguyễn Thị Đào
Những năm học gần đây, nhà trường vẫn đang thiếu giáo viên theo định mức biên chế, cho nên phải thực hiện thuê hợp đồng theo định mức khoán. Điều này cũng gây khó khăn trong việc sắp xếp, phân công, triển khai dạy học, nhất là đối với chương trình mới, cần phải tập huấn trong hè. Để chuẩn bị cho năm học mới này, nhà trường đã chủ động tính toán lên kế hoạch và sẽ hợp đồng thuê khoán 12 giáo viên, trong đó có giáo viên Tin học và Tiếng Anh.
Bạn Bảo Nam – Hà Nội:
Cô Nguyễn Thị Đào
Để việc chuẩn bị sách giáo khoa được đảm bảo, nhà trường đã hướng dẫn các phụ huynh học sinh đăng kí nhu cầu (cả theo kênh trong trường và kênh ngoài trường). Theo thông tin phản hồi, chúng tôi được biết hiện nay tất cả các gia đình đều đã chắc chắn việc mua được sách giáo khoa cho con em.
Bạn Trần Hòa – Thái Nguyên:
Cô Nguyễn Thị Đào
Sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình là hết sức quan trọng, nhất là trong bối cảnh tình hình dịch bệnh phức tạp. Hiện tại, giáo viên các lớp của chúng tôi có đầy đủ 100% số điện thoại liên lạc của các phụ huynh học sinh. Đồng thời, việc trao đổi thông tin còn được đảm bảo thường xuyên qua các nhóm zalo của mỗi lớp, hệ thống thư điện tử của nhà trường (SMAS và Edu.One).
Các thầy cô giáo trao đổi với từng phụ huynh học sinh về cách sử dụng phần mềm, vấn đề chuẩn bị thiết bị điện thoại hoặc máy tính cho con em. Trường hợp nếu có học sinh không tiếp cận được học trực tuyến, các cô giáo sẽ tổ chức dạy trực tiếp trên lớp theo nhóm nhỏ.
Giáo viên sẽ hết sức nỗ lực và mong rằng các phụ huynh học sinh cũng sẽ đồng hành chặt chẽ, để các em có điều kiện học tập đảm bảo nhất.
Bạn Thảo Vân – Phú Thọ:
Cô Nguyễn Thị Đào
Tôi nghĩ giáo viên cần đầu tư nhiều hơn nữa vào chuẩn bị nguồn tư liệu dạy học, rèn luyện các kỹ năng công nghệ thông tin cần thiết để không bị động khi cần chuyển sang dạy học trực tuyến. Với trường Tiểu học Thịnh Đức, các thầy cô giáo đều đã chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng, cho nên tôi tin là trước hình thức dạy học nào thì nhà trường cũng sẽ linh hoạt triển khai.
Bạn tranthuhuyen@...:
Cô Nguyễn Thị Đào
Gia đình và các thầy cô giáo đều đang cùng nhau nỗ lực hết sức, chuẩn bị những gì cần thiết và đảm bảo nhất để các em bước vào năm học mới. Nếu do dịch bệnh mà có những thay đổi trong hình thức dạy học, mong các em tập trung làm theo hướng dẫn của thầy cô và cha mẹ, rồi các em sẽ thấy mình vẫn làm được, mình sẽ vẫn tìm thấy niềm vui học tập.
Bạn Ngothanhlich@...:
Ông Mai Tấn Linh
Theo kế hoạch Sở GD&ĐT đã gửi cho các Phòng GD&ĐT và các đơn vị trực thuộc, Đà Nẵng sẽ tổ chức khai giảng vào lúc 7h ngày 5/9 cùng với HS trên cả nước. Cụ thể: Vào lúc 7h00 sẽ có chương trình Chào năm học mới trên sóng DanangTV; 7h30 chương trình Khai giảng trực tuyến do các trường thực hiện; 8h00 chương trình trực tuyến giữa giáo viên chủ nhiệm với học sinh các lớp.
Trong ngày khai giảng 5/9, các trường học, tùy thuộc vào điều kiện truyền thông của mình, gửi đến phụ huynh học sinh và đặc biệt là HS những thông điệp của ngày khai giảng, ngày Toàn dân đưa trẻ đến trường. Các trường cũng gửi đến HS thông điệp của lãnh đạo thành phố nhân dịp năm học mới.
Bạn Haianhle9@...:
Cô Nguyễn Thị Đào
Thuận lợi cơ bản là cán bộ giáo viên hết sức nỗ lực và chủ động chuẩn bị cho năm học mới, các phụ huynh học sinh quan tâm, ủng hộ và đồng hành sát sao.
Tuy nhiên, cũng còn một số khó khăn như: Việc chuẩn bị thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin ở một số gia đình; Yêu cầu theo sát, hướng dẫn, chỉ bảo các em nhỏ mới vào đầu cấp nhằm đảm bảo an toàn phòng dịch khi tham gia các hoạt động…
Bạn nguyenhai@...:
Cô Nguyễn Thị Đào
Nếu các điều kiện an toàn cho phép, khai giảng sẽ vẫn được tổ chức bình thường, thực hiện 5K. Nếu cần thiết, chúng tôi sẽ chia nhỏ về từng lớp tổ chức. Còn nếu không thể đến trường khai giảng, nhà trường sẽ sử dụng video đã chuẩn bị với đầy đủ các nội dung khai giảng để chuyển sang trực tuyến. Đối với học sinh khối lớp nhỏ tuổi, giáo viên các lớp sẽ phối hợp chặt chẽ, cụ thể với từng gia đình để có sự hỗ trợ tốt nhất cho các em.
Chúng tôi đã cho sửa chữa, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, chuẩn bị 3 đường truyền internet, đảm bảo phục vụ tốt cho các hoạt động trực tuyến.
Bạn Nguyễn Thanh Hoa – Vĩnh Phúc:
Cô Nguyễn Thị Đào
Theo tôi, cần đặc biệt chú trọng đến sự an toàn cho học sinh, trong đó việc giữ được khoảng cách đảm bảo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 là điều hết sức cần thiết. Diện tích sân trường rộng, nên chúng tôi có thể làm tốt việc giữ khoảng cách.
Để chủ động trước các tình huống, nhà trường đã chuẩn bị sẵn sàng cả kế hoạch chuyển sang hình thức khai giảng trực tuyến nếu cần thiết. Chúng tôi sẽ có sự trao đổi cụ thể với chính quyền địa phương và Ban đại diện cha mẹ học sinh để nắm được tinh thần và cùng phối hợp.
Bạn Trần Anh – Quảng Nam:
Ông Mai Tấn Linh
Hiện nay, nhiều giáo viên và học sinh Đà Nẵng đang thuộc diện F0, F1 đang điều trị hoặc cách li tập trung. Chưa kể còn có hàng ngàn giáo viên, học sinh đang ở các khu cách li y tế nên chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc tổ chức dạy - học vào đầu năm học, đặc biệt khi giáo viên không được trực tiếp gặp gỡ học sinh và phải áp dụng hình thức trực tuyến.
Điều kiện của mỗi khu vực dân cư, mỗi cấp học, mỗi trường, mỗi lớp, mỗi học sinh khác nhau nên khó áp dụng đồng bộ một phương pháp; hơn nữa, phương pháp này cũng gây nhiều băn khoăn, lo lắng trong việc quản lí, hỗ trợ con cái của phụ huynh, đặc biệt là với học sinh nhỏ tuổi.
Chính vì vậy, chúng tôi rất mong phụ huynh cùng khắc phục khó khăn chung với thầy cô giáo, nhà trường hỗ trợ HS trong khoảng 2 tuần đầu thực hiện dạy – học theo hình thức trực tuyến. Phụ huynh ở cấp Tiểu học, đặc biệt là phụ huynh có con học lớp Một có thể cùng giáo viên hướng dẫn, hỗ trợ cho HS để các em bước đầu hình thành các kỹ năng cầm bút, các nề nếp học tập, tập ngồi đúng tư thế…
Sở GD&ĐT Đà Nẵng nhận thức dạy – học trực tuyến là một hình thức hỗ trợ chứ không phải là hình thức chủ đạo nên xác định thời gian đầu sau khai giảng (khoảng 2 tuần), việc dạy – học trực tuyến chủ yếu là giới thiệu chương trình, SGK, phương pháp học tập và củng cố kiến thức cũ. Rất mong phụ huynh cố gắng sắp xếp thời gian để có thể hỗ trợ con học vào thời gian hợp lý, miễn là hoàn thành bài học theo chuẩn kiến thức – kỹ năng mà nhà trường đưa ra.
Sau thời gian này, nếu tình hình dịch bệnh chưa được kiểm soát, Sở sẽ có hướng dẫn cụ thể về việc dạy – học bài mới trực tuyến cho học sinh trên cơ sở quy định, hướng dẫn của Bộ GDĐT.
Bạn Hoàng Thanh Phong – Thái Nguyên:
Cô Nguyễn Thị Đào
Nếu công tác phòng, chống dịch trên địa bàn vẫn duy trì tốt được như hiện nay, chúng tôi hi vọng sẽ được đón học sinh tựu trường để chuẩn bị bước vào năm học mới theo kế hoạch. Tinh thần chung là chúng tôi sẽ triển khai công việc một cách ngắn gọn, trọng tâm, với phương án chia ca các lớp theo khung giờ khác nhau để tránh tập trung đông.
Bạn Huongthuy9@...:
Ông Mai Tấn Linh
Căn cứ trên Khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 của Bộ GD&ĐT đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, Sở GD&ĐT đang tham mưu Chủ tịch UBND thành phố ban hành Quyết định về khung thời gian năm học trên địa bàn thành phố, trong đó có nội dung giao Sở GDĐT: căn cứ tình hình diễn biến của dịch COVID-19, chủ động tham mưu Chủ tịch UBND thành phố điều chỉnh các mốc thời gian trong kế hoạch năm học và triển khai các hình thức khai giảng, dạy học, giáo dục phù hợp với thực tiễn.
Học sinh toàn TP Đà Nẵng sẽ vẫn khai giảng vào ngày 5/9 cùng với cả nước theo hình thức trực tuyến. Ngày tựu trường sẽ tùy theo từng trường học quyết định. Hình thức tựu trường cũng sẽ được thực hiện trực tuyến. Như năm học 2021 – 2022, các trường học ở Đà Nẵng sử dụng các phần mềm như zoom, google meet… để GV và phụ huynh làm quen với nhau đầu năm học, tổ chức các hoạt động đầu năm học trong điều kiện HS không thể đến trường trong ngày tựu trường.
Bạn Dothiha@...:
Ông Mai Tấn Linh
Cuối năm học 2020-2021, tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Sở GD&ĐT đã chủ động, linh hoạt trong việc đánh giá, kiểm tra cuối năm và tổ chức Kì thi tuyển sinh lớp 10 THPT và Kì thi tốt nghiệp THPT. Đến nay, về cơ bản, ngành GD thành phố đã hoàn thành chương trình năm học 2020-2021 và công tác tuyển sinh cho năm học 2021-2022; các trường mầm non và phổ thông đang tiến hành nhận hồ sơ (trực tuyến) của học sinh, xếp lớp và chuẩn bị cho năm học mới.
Các trường Tiểu học trên địa bàn TP ưu tiên bố trí phòng học để 100% học sinh lớp 1, lớp 2 được học 2 buổi/ngày trong năm học 2021-2022. Song song với đó, Sở GD&ĐT đã phối hợp với UBND các quận, huyện tập trung nguồn lực nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, đề án về tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo đủ phòng học theo lộ trình. Xây dựng bổ sung phòng học, phòng chức năng, phòng thư viện; mua sắm bổ sung bàn ghế học sinh, máy tính, bộ thiết bị phòng học ngoại ngữ…
Đối với lớp 2, thành phố bố trí kinh phí là 13.238 triệu đồng; đối với lớp 6 thành phố bố trí kinh phí là 12.633 triệu đồng để mua sắm thiết bị dạy học. Hiện nay, Sở đã chỉ đạo thành lập Tổ tư vấn về chuyên môn lựa chọn chi tiết kĩ thuật cho từng thiết bị và xây dựng xong danh mục và đang triển khai các bước tiếp theo để hoàn thành vào tháng 12 năm 2021.
Sở GD&ĐT và UBND các quận, huyện đã xây dựng kế hoạch tuyển dụng giáo viên các cấp học với tổng số 856 người trên cơ sở rà soát lại đội ngũ GV hiện có.
Do tình hình dịch diễn biến phức tạp nên Sở GD&ĐT và UBND các quận, huyện sẽ không thể hoàn thành việc tuyển dụng và phân bổ giáo viên về các cơ sở giáo dục công lập vào đầu tháng 9. Dự kiến, nếu UBND thành phố cho phép tiếp tục triển khai việc tuyển dụng vào nửa cuối tháng 8, khi dịch bệnh đã được kiểm soát, thì trong tháng 11, giáo viên tuyển mới sẽ về nhận công tác tại các cơ sở giáo dục.
Để đảm bảo có đủ đội ngũ giáo viên vào đầu năm học khi khai giảng đúng vào ngày 5/9, Sở GD&ĐT và UBND các quận, huyện sẽ tạm thời hợp đồng ngắn hạn số giáo viên đã hợp đồng trong năm học 2020-2021, hợp đồng mới trong chỉ tiêu số lượng người làm việc được giao hoặc bố trí tăng giờ dạy giáo viên để đảm bảo tổ chức đầy đủ các hoạt động giáo dục theo quy định cho đến khi hoàn thành việc tuyển dụng giáo viên.
Bạn Ngọc Thuỳ - Sơn Trà, Đà Nẵng: