Giao lưu trực tuyến: Giáo dục thể chất: Xóa định kiến môn phụ

Từ 14h30 – 16h, ngày 27/11, Báo Giáo dục & Thời đại tổ chức Chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề: Giáo dục thể chất – xóa định kiến môn phụ.

Giao lưu trực tuyến: Giáo dục thể chất: Xóa định kiến môn phụ

Chương trình có các khách mời:

* Ông Nguyễn Hồng Minh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch).

* PGS.TS  Đặng Văn Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thể dục thể thao Bắc Ninh.

* Huấn luyện viên, nhà giáo Trần Trung Sơn - GV môn Giáo dục thể chất, Trường THPT Ngô Gia Tự (Quận 8, TPHCM).

Theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc, được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12; đảm bảo phù hợp với tâm – sinh lý lứa tuổi và quy luật phát triển thể chất của học sinh.

Chương trình môn Giáo dục thể chất có tính mở, tạo điều kiện để học sinh được lựa chọn các hoạt động phù hợp với thể lực, nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường; đồng thời tạo điều kiện để nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm của mỗi địa phương.

Đây cũng là môn học góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; giúp các em có ý thức, trách nhiệm đối với sức khỏe của bản thân, gia đình, cộng đồng và thích ứng với điều kiện sống.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn quan niệm: Giáo dục thể chất là môn học phụ, nên  có tình trạng “xem nhẹ” môn học này. Vậy làm thế nào để xóa bỏ định kiến môn phụ với Giáo dục thể chất. Các khách mời của chương trình sẽ giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của quý bạn đọc!

Ngay từ bây giờ, bạn đọc có thể gửi câu hỏi tới các khách mời theo form dưới đây, hoặc gửi qua email: gdtddientu@gmail.com, hoặc tương tác qua facebook của Báo Giáo dục & Thời đại: www.fb.com/giaoducthoidai.

Giao lưu trực tuyến: Giáo dục thể chất: Xóa định kiến môn phụ ảnh 1
PGS.TS Đặng Văn Dũng

PGS.TS Đặng Văn Dũng

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thể dục thể thao Bắc Ninh

Ông Nguyễn Hồng Minh

Ông Nguyễn Hồng Minh

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao

Huấn luyện viên, nhà giáo Trần Trung Sơn

Huấn luyện viên, nhà giáo Trần Trung Sơn

GV môn Giáo dục thể chất, Trường THPT Ngô Gia Tự (Quận 8, TPHCM)

Bạn đọc

Bạn thanhlong…@gmail.com:

Việc có sách giáo khoa đối với môn Giáo dục thể chất cũng là nâng cao vị thế của môn học này, tạo sự bình đẳng giữa các môn học? Quan điểm của thầy về vấn đề này như thế nào?
PGS.TS Đặng Văn Dũng

PGS.TS Đặng Văn Dũng

Theo tôi, sách giáo khoa chỉ là tài liệu giúp giáo viên thực hiện tốt chương trình môn học giáo dục thể chất trong các trường phổ thông. Còn việc nâng cao vị thế môn học này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: vấn đề nhận thức về vị trí, vai trò của môn học, sự quan tâm của xã hội, cũng như sự đầu tư về cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục thể chất trong trường phổ thông….

Bạn đọc

Bạn Dương Minh Tuấn, tỉnh Hải Dương:

Em được biết, tới đây môn Giáo dục thể chất cũng có sách giáo khoa. Thầy nhận định như thế nào về việc này?
PGS.TS Đặng Văn Dũng

PGS.TS Đặng Văn Dũng

Tôi cho rằng, việc có bộ sách giáo khoa về giáo dục thể chất là bước tiến mới. Đây là cơ sở đảm bảo cho việc thực hiện tốt nội dung giáo dục thể chất trong các trường phổ thông.

Tài liệu này sẽ giúp cho giáo viên tham khảo để soạn giáo án giảng dạy. Học sinh cũng có thể nắm được nội dung chương trình để có thể tự rèn luyện và tham gia các hoạt động thể thao ngoại khóa ngoài nhà trường.

Bạn đọc

Bạn maihuong…@gmail.com:

Em là học sinh nữ lớp 12. Em rất yêu thích thể dục thể thao và dự định sẽ đăng ký xét tuyển vào trường của thầy nhưng bố mẹ em không tán thành vì cho rằng không phù hợp với nữ. Thầy cho em lời khuyên với ạ?
PGS.TS Đặng Văn Dũng

PGS.TS Đặng Văn Dũng

Sinh viên nữ của trường ĐH Thể dục thể thao Bắc Ninh chiếm tỷ lệ khoảng 25%.
Sinh viên nữ của trường ĐH Thể dục thể thao Bắc Ninh chiếm tỷ lệ khoảng 25%.

 

Thực tế ở Trường ĐH Thể dục thể thao Bắc Ninh có rất nhiều sinh viên nữ. Hiện nay, tỷ lệ sinh viên nữ của trường chiếm tỷ lệ khoảng 25%.

Một mặt có nhiều môn thể thao phù hợp với nữ, mặt khác nhiều đơn vị tuyển dụng chỉ tuyển sinh viên tốt nghiệp là nữ ở nhiều ngành như: Giáo dục thể chất, y sinh học thể dục thể thao, quản lý thể dục thể thao…

Theo tôi, nếu em thực sự có đam mê thể dục thể thao thì nên nói chuyện nghiêm túc và chia sẻ thẳng thắn với bố mẹ về sở thích, nguyện vọng cũng như nghề nghiệp tương lai của mình.

Bạn đọc

Bạn Minhtunguyen123@...:

Đầu năm học, Bộ GD&ĐT đã phát động 100% học sinh, sinh viên tập thể dục buổi sáng và giữa giờ nhằm tăng cường hoạt động thể chất trong nhà trường. Bộ cũng yêu cầu các nhà trường có các hình thức khuyến khích học sinh tham gia học bơi, các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ nhằm rèn thể lực, tăng chiều cao, rèn tinh thần đồng đội…. Theo ông, việc này có đủ khuyến khích phát triển phong trào TDTT trong trường học, có khiến học sinh yêu thích thể thao hơn không?
Ông Nguyễn Hồng Minh

Ông Nguyễn Hồng Minh

Thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ và các hoạt động thể thao khác có nhiều tác dụng quan trọng, không chỉ rèn luyện sức khỏe mà còn giúp học sinh giải trí, thư giãn sau những giờ học; tạo hứng thú cho học sinh khi đến trường; giúp các em có tinh thần thoải mái, cơ thể khỏe mạnh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Tôi cho rằng, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo 100% học sinh, sinh viên tập thể dục buổi sáng và giữa giờ nhằm tăng cường hoạt động thể chất trong nhà trường cũng như yêu cầu các nhà trường có các hình thức khuyến khích học sinh tham gia học bơi, các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ nhằm rèn thể lực, tăng chiều cao, rèn tinh thần đồng đội - là điều kiện rất tốt để phong trào TDTT trong trường học phát triển tốt hơn. Chỉ đạo của Bộ là yếu tố mang tính quyết định, là định hướng để các trường học, cơ sở giáo dục triển khai thực hiện, tạo điều kiện khuyến khích phát triển phong trào TDTT trong trường học và khiến học sinh yêu thích thể thao hơn.

Bạn đọc

Bạn Mạnh Tuấn – Bắc Ninh:

Em muốn theo học ngành giáo dục thể chất để trở thành giáo viên thể dục. Xin thầy cho biết, em cần chuẩn bị những gì? Và đăng kí ở những trường nào?
Huấn luyện viên, nhà giáo Trần Trung Sơn

Huấn luyện viên, nhà giáo Trần Trung Sơn

Cảm ơn em đã có ý định theo nghề sư phạm, đặc biệt là trở thành một giáo viên Thể dục.

Để nuôi dưỡng ước mơ này, khi còn ngồi trên ghế nhà trường thầy nghĩ ngoài việc học các môn để hoàn thành chương trình. Với sở trường là thể dục thể thao, em có thể tham gia các câu lạc bộ đội nhóm để phát triển bản thân, duy trì sức khoẻ và có những trải nghiệm, trau dồi thêm cho bản thân. Hoặc tham gia tập luyện sâu ở các trung tâm thể dục thể thao khác. Quan trọng là em phải chuẩn bị cho mình kiến thức, kỹ năng, niềm đam mê đối với bộ môn này. 

Về trường học, em có thể đăng kí vào Trường ĐH Sư phạm, các trường ĐH, CĐ chuyên về Thể dục thể thao ở trong cả nước ví dụ như: Trường ĐH Sư phạm Thể dục thể thao TP.HCM, Trường ĐH Thể dục thể thao TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội, Trường ĐH Thể dục thể thao Bắc Ninh...

Bạn đọc

Bạn Vũ Thuý Hằng – Bắc Ninh:

Giáo dục thể chất là chân kiềng quan trọng trong giáo dục toàn diện học sinh. Vậỵ, theo ông Ban Giám hiệu các nhà trường cần làm gì để môn thể dục có thêm cơ hội khẳng định được vai trò của mình?
Ông Nguyễn Hồng Minh

Ông Nguyễn Hồng Minh

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trường học là môi trường quan trọng nhất ảnh hưởng đến hành vi hoạt động giáo dục thể chất của trẻ em. Đặc biệt các trường ở cấp học tiểu học và trung học cơ sở là môi trường lý tưởng để khuyến khích tính tích cực và thói quen tập luyện hướng đến một lối sống năng động cho học sinh.

Những lợi ích của công tác giáo dục thể chất ở những năm học tiểu học và trung học cơ sở có tác động lâu dài.

Để môn học thể dục có thêm cơ hội khẳng định được vai trò của mình, theo tôi, Ban Giám hiệu các nhà trường cần chủ động và cuyết liệt hơn đối với việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (thực hiện nghiêm túc các quy định về nội dung, chương trình giảng dạy, đảm bảo đủ đội ngũ giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất); trong khả năng và điều kiện của trường, cần khuyến khích và tạo điều kiện cho học sinh được tham gia các hoạt động thể thao ngoại khóa theo sở thích, tạo sự yêu thích, khích lệ tinh thần hăng say luyện tập TDTT của các em.

Bạn đọc

Bạn Ngô Hải Anh – TP. HCM:

Theo ông, gia đình có vai trò như thế nào trong việc xoá bỏ định kiến “thể dục là môn phụ”?
Ông Nguyễn Hồng Minh

Ông Nguyễn Hồng Minh

Tôi cho rằng, gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc xóa bỏ định kiến “thể dục là môn phụ”. Gia đình có thể giúp con em mình nhận thức đúng đắn về việc rèn luyện và nâng cao thể lực, tầm vóc thông qua các hoạt động TDTT, trả các chi phí cần thiết cho hoạt động giáo dục và rèn luyện thể chất của con em mình và động viên, khuyến khích con em mình tích cực tham gia các hoạt động TDTT.

Các thành viên trong gia đình giáo dục cho trẻ có được nhận thức đúng đắn về tác dụng của môn học thể dục và các hoạt động thể thao trong nhà trường đối với việc phát triển toàn diện cả về thể lực và trí lực cho con em mình.

Trẻ sẽ yêu thích rèn luyện TDTT nếu ông bà, cha mẹ, các thành viên lớn trong gia đình gương mẫu tham gia các hoạt động này và cùng nhau duy trì thói quen thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao để nâng cao sức khoẻ, phát triển tầm vóc, thể lực và phòng chống bệnh tật.

Các bậc phụ huynh nên đầu tư thời gian, kinh phí, mua sắm dụng cụ, trang phục, đưa đón con em mình tham gia các hoạt động TDTT theo sở thích, nguyện vọng và năng lực, tạo điều kiện cho con em được tham gia các hoạt động TDTT để rèn luyện và phát triển thể chất.

Bạn đọc

Bạn Myanh678@...:

Với tư cách một nhà quản lý của đơn vị chuyên môn về thể dục thể thao, xin ông cho biết, Tổng cục TDTT có kế hoạch cụ thể gì để phối hợp với các nhà trường thúc đẩy phong trào TDTT trong các nhà trường?
Ông Nguyễn Hồng Minh

Ông Nguyễn Hồng Minh

Trong thời gian vừa qua, Tổng cục TDTT đã chủ động tham mưu trình các cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách phát triển TDTT trong trường học (trẻ em, học sinh, sinh viên được miễn, giảm giá vé dịch vụ tập luyện TDTT tại cơ sở thể thao; bổ sung chính sách nhà nước dành đất đai, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường; bảo đảm đủ giáo viên, giảng viên TDTT cho các cấp học và trình độ đào tạo; quy định trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh quy định trách nhiệm phối hợp của cơ sở thể thao công lập do mình quản lý với cơ sở giáo dục để sử dụng công trình thể thao phục vụ giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường; duy trì tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao trong trường học);  

Phối hợp với ngành GD&ĐT xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 11/2015-NĐ-CP ngày 31/1/2015 quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường; đang phối hợp xây dựng các thông tư quy định về hoạt động thể thao trong nhà trường, thông tư ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường năng khiếu TDTT; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025.

Thời gian tới, để thúc đẩy phong trào TDTT trong nhà trường, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường (sửa đổi, bổ sung Nghị định 11/2015-NĐ/CP; nghiên cứu ban hành các thông tư mới..), tạo hành lang pháp lý cho giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường.

Xây dựng kế hoạch đưa các môn thể thao vào trường học; hỗ trợ các cơ sở giáo dục, trường học phát triển câu lạc bộ các môn thể thao trong các trường phổ thông và tổ chức liên kết giữa các trường học phổ thông với các trung tâm thể dục thể thao, các câu lạc bộ thể thao ngoài trường học để tạo điều kiện cho học sinh được tập luyện, nâng cao trình độ môn các môn thể thao.

Phối hợp tổ chức bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho giáo viên, giảng viên TDTT.

Phối hợp tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao trong trường học (Hội khỏe Phù đổng, các giải thể thao thường niên cho lứa tuổi học sinh).

Phối hợp triển khai thực hiện bộ tiêu chí đánh giá chất lượng GDTC, hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa cho học sinh.

Chỉ đạo các cơ sở thể thao công lập thuộc sự quản lý của ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định về miễn, giảm giá vé, giá sử dụng dịch vụ theo quy định.

Bạn đọc

Bạn cuonglemlinh@...:

Hiện nay, việc học thể dục thể thao thông qua CLB năng khiếu tự chọn được nhiều trường thực hiện với hình thức xã hội hoá. Điều này có “hút” được học sinh tham gia hay không? Và hiệu quả như thế nào thưa thầy?
Huấn luyện viên, nhà giáo Trần Trung Sơn

Huấn luyện viên, nhà giáo Trần Trung Sơn

Nhiều trường học hiện nay đã thành lập các câu lạc bộ đội nhóm theo hình thức năng khiếu tự chọn và đã thu hút được đông học sinh tham gia. Vì với hình thức năng khiếu tự chọn, vừa giúp các em rèn luyện sức khoẻ, vừa theo đuổi đam mê, sở trường của mình, kết nối thêm nhiều bạn bè cùng sở thích. 

Phụ huynh họ cũng rất ủng hộ và tạo điều kiện cho học sinh tham gia. Đồng thời đây cũng là cách để các nhà trường phát hiện các hạt giống, phát triển các CLB tiềm năng tham gia các phong trào thể dục thể thao của ngành. 

Về hiệu quả có thể thấy rõ nhất ở các kỳ Hội khoẻ phù đổng, các giải thể thao cấp Quận, thành phố, quốc gia. Đơn cử như mới đây là giải bơi học sinh phổ thông toàn quốc 2020, TP.HCM dẫn đầu toàn đoàn với 50 huy chương Vàng, 34 huy chương Bạc, 31 huy chương Đồng. 

Bạn đọc

Bạn phamthanh…@gmail.com:

Chương trình giáo dục phổ thông mới yêu cầu môn Giáo dục thể chất phải góp phần hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Trường ĐH Thể dục Thể thao cũng có ngành Giáo dục thể chất, vậy nhà trường có điều chỉnh chương trình đào tạo để bắt nhịp với Chương trình giáo dục phổ thông mới hay không, xin PGS cho biết cụ thể?
PGS.TS Đặng Văn Dũng

PGS.TS Đặng Văn Dũng

Đổi mới chương trình đào tạo ngành giáo dục thể chất được nhà trường thường xuyên cập nhật, chỉnh sửa hàng năm để đáp ứng nhu cầu xã hội. Năm 2019, nhà trường đã ban hành 4 chương trình đào tạo: Giáo dục thể chất, Huấn luyện thể thao, Quản lý TDTT, Y sinh học TDTT.

Chương trình đào tạo ngành Giáo dục thể chất hoàn toàn bắt nhịp được những yêu cầu của môn Giáo dục thể chất trong Chương trình giáo dục phổ thông mới. Khi theo học chương trình này, năng lực nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp không những đạt mà còn vượt cao hơn so với những yêu cầu của chương trình mới.

Chẳng hạn, số thời lượng dành cho môn thể thao chuyên ngành được nâng lên 24 tín chỉ tương ứng với 600 giờ, đồng thời đòi hỏi sinh viên phải đạt tối thiểu ở trình độ đẳng cấp 2 và hai đẳng cấp 3 ở các môn thể thao khác (Hệ thống phân loại đẳng cấp trong thể thao gồm: Cấp 6-5-4-3-2-1, dự bị kiện tướng, kiện tướng).

Bạn đọc

Bạn Nguyễn Hải Ninh – Bắc Giang:

Theo ông, để giáo dục thể chất có chỗ đứng xứng đáng trong trường học và ý thức của học sinh, các nhà trường cần có hành động cụ thể gì?
Ông Nguyễn Hồng Minh

Ông Nguyễn Hồng Minh

Để giáo dục thể chất có chỗ đứng xứng đáng trong trường học và ý thức của học sinh và không bị coi là “môn phụ”, theo tôi cần có sự thay đổi về nhận thức của gia đình và xã hội về vấn đề sức khỏe, vấn đề phát triển thể chất cho trẻ em, học sinh.

Chúng ta cần phải nhận thức đúng đắn rằng, nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất cho con em mình cũng không kém phần quan trọng so với việc nâng cao kiến thức, tri thức văn hóa.

Từ những thay đổi về mặt nhận thức chúng ta mới có được sự thay đổi trong hành động. Những thay đổi về chính sách đối với công tác giáo dục thể chất (về nội dung, chương trình, chế độ đãi ngộ đối với giáo viên thể dục…) cũng góp phần nâng cao vị thế môn học.

Bạn đọc

Bạn Huongtra66@...:

Qua quá trình giảng dạy, theo thầy đâu là những rào cản với việc phát triển, đẩy mạnh môn học này trong nhà trường?
Huấn luyện viên, nhà giáo Trần Trung Sơn

Huấn luyện viên, nhà giáo Trần Trung Sơn

Thực ra hiện vẫn có quan niệm môn chính-môn phụ, nên tự trong tiềm thức của nhiều phụ huynh, học sinh, thậm chí là cả bộ phận nhỏ cán bộ quản lý, giáo viên khác vẫn coi đây là môn phụ. Vậy làm sao để thay đổi nhận thức là một vấn đề rất quan trọng.

Rào cản từ cách nhìn nhận, nhận thức dẫn tới chưa thực sự chú trọng, đầu tư, quan tâm đúng mức tới bộ môn từ cơ chế, tới sân bãi, nhà thi đấu…

Ngoài ra, cũng có nhiều nơi, đối với học sinh giỏi các bộ môn văn hóa được khuyến khích, đầu tư và khen thưởng tuyên dương, nhưng với môn thể dục thì ít quan tâm hơn và chưa khích lệ được những học sinh có năng lực, sở trường ở bộ môn này.

Một vấn đề nữa, theo tôi rất quan trọng là giáo viên bộ môn cũng chưa thực sự đổi mới, vẫn còn sức ì.

Chỉ khi tự thân bộ môn này thay đổi, mỗi giáo viên thay đổi, khi đó mới có thể giúp bộ môn này phát triển, xoá bỏ định kiến môn chính-môn phụ.

Bạn đọc

Bạn truongquan…@gmail.com:

Trường ĐH Thể dục Thể thao Bắc Ninh xét tuyển vào ngành Gáo dục thể chất những tổ hợp nào? Tuyển sinh năm 2021, tổ hợp xét tuyển này có thay đổi không, thưa thầy?
PGS.TS Đặng Văn Dũng

PGS.TS Đặng Văn Dũng

Giao lưu trực tuyến: Giáo dục thể chất: Xóa định kiến môn phụ ảnh 32

 

Trường ĐH Thể dục Thể thao Bắc Ninh xét tuyển vào ngành Giáo dục thể chất gồm các tổ hợp: T00 (Toán, Sinh, Năng khiếu); T05 (Ngữ văn, Giáo dục công dân, Năng khiếu 1); T01 (Toán, Năng khiếu 2, Năng khiếu 3); M08 (Ngữ văn, Năng khiếu 2, Năng khiếu 3). Trong đó: Năng khiếu 1 gồm Chạy 100m và Bật xa tại chỗ; Năng khiếu 2 là Bật xa tại chỗ; Năng khiếu 3 là Chạy 100m.

Tuyển sinh năm 2021 nhà trường cơ bản giữ nguyên các tổ hợp này, nếu có thay đổi nhà trường sẽ thông báo trên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và trang website của nhà trường (www.upes1.edu.vn). Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn, em có thể đăng ký tư vấn trên trang website để giảng viên nhà trường giải đáp cụ thể.

Bạn đọc

Bạn Khuất Quang Khánh, TP Hà Nội:

Ai cũng biết tầm quan trọng của thể dục thể thao nói chung và giáo dục thể chất nói riêng. PGS có trăn trở, làm thế nào để nâng cao vị thế của môn học này?
PGS.TS Đặng Văn Dũng

PGS.TS Đặng Văn Dũng

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến vấn đề này! Tôi cho rằng, để  nâng cao vị thế của môn học Giáo dục thể chất cần:

Nâng cao nhận thức xã hội về vai trò, vị trí của môn học Giáo dục thể chất trong hệ thống giáo dục quốc dân và toàn xã hội.

Xóa bỏ tâm lý “môn phụ”, thực tế, lâu nay bộ môn Giáo dục thể chất trong nhà trường thường chưa được chú trọng, vẫn còn mang tâm lý “môn phụ”. Trước đây, nhiều người coi môn Giáo dục thể chất là môn học thể dục. Trong giờ chủ yếu dạy học sinh các động tác thể dục vận động… Tuy nhiên, thực tế, đây là môn học rất quan trọng, là một trong 4 lĩnh vực cốt yếu: Đức – Trí - Thể-Mỹ. Vì vậy, trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, GDTC là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12.

Bên cạnh đó, cần thay đổi nhận thức về mục đích, vai trò, tác dụng của giáo dục thể chất, thể thao trường học; trước hết là ngay trong ngành Giáo dục; từ đó tạo sự lan tỏa trong toàn xã hội, nhìn nhận giáo dục thể chất, thể thao trường học đóng vai trò quan trọng, là hoạt động vận động không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mỗi học sinh và các thầy cô giáo. Làm tốt công tác giáo dục thể chất cho học sinh sẽ tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển bền vững, lâu dài đối với sức khỏe, thể chất và trí tuệ con người.

Cũng cần thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông mới đối môn Giáo dục thể chất. Theo đó, ngoài việc đảm bảo nội dung chương trình, số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên còn phải quan tâm đến đầu tư cơ sở vật chất như: sân bãi, trang thiết bị, dụng cụ tập luyện, thi đấu trong các nhà trường. 

Bạn đọc

Bạn Vanhahp@...:

Tôi là một giáo viên thể dục. Hiện nay không ít học sinh vẫn có tâm lý coi đây là “môn phụ” và ít quan tâm. Vậy theo ông, chúng tôi cần làm gì để xoá bỏ tâm lý này của học sinh?. Để đẩy lùi định kiến “môn phụ”, theo ông giáo viên thể dục cần phải thay đổi như thế nào, sáng tạo như thế nào trong công tác giảng dạy?
Ông Nguyễn Hồng Minh

Ông Nguyễn Hồng Minh

Chào bạn. Thực tế hiện nay, không ít giáo viên thể dục còn tâm lý ỷ lại, không có ý thức tìm tòi, đổi mới phương thức truyền tải nội dung giảng dạy cho học sinh.

Do đó, để thu hút sự quan tâm của học sinh đối với môn học, trước hết giáo viên cần thay đổi phương pháp giảng dạy, cách thức truyền đạt để truyền được cảm hứng cho học sinh. Điều này quyết định đến việc yêu thích của học sinh đối với môn học giáo dục thể chất, để cho người học cảm thấy hứng thú trong giờ học.

Giáo viên thể dục cần sử dụng hợp lý các loại dụng cụ, trang thiết bị phù hợp với điều kiện thực tế; khuyến khích việc kết với âm nhạc phù hợp làm “nền” tạo không khí vui tươi, hưng phấn, sự đam mê, yêu thích cho học sinh, sinh viên khi tập luyện thể dục thể thao. Đồng thời, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phương tiện nghe nhìn, các tranh ảnh kỹ thuật, video clip để tổ chức các giờ học giáo dục thể chất và hoạt động thể thao ngoại khóa sinh động và hiệu quả.

Bạn đọc

Bạn lengocanh78@...:

Ở những đô thị lớn, diện tích trường học bị thu hẹp, sân bãi, nhà thi đấu thiếu, sĩ số học sinh đông. Những điều này có ảnh hưởng như thế nào đến việc dạy học bộ môn thể dục?
Huấn luyện viên, nhà giáo Trần Trung Sơn

Huấn luyện viên, nhà giáo Trần Trung Sơn

Đối với môn thể dục rất cần có cơ sở vật chất như sân bãi, nhà thi đấu, hồ bơi... để triển khai các hoạt động cho học sinh tham gia. Nếu có sân tập, nhà thi đấu đảm bảo, đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng để đẩy mạnh bộ môn thể dục cũng như các hoạt động phong trào thể thao của nhà trường. 

Nếu cơ sở vật chất không đảm bảo cũng là một yếu tố tác động đến dạy học bộ môn này. Ví dụ, nhiều nơi không có hồ bơi, có sân bóng đá, nhà thi đấu... thì trường phải liên kết với các cơ sở thể thao gần trên địa bàn. Vấn đề này cũng phải tốn một phần kinh phí. Điều này cũng là một bài toán không hề dễ cho các nhà trường.

Bạn đọc

Bạn Vinhphucle76@...:

Với công tác giáo dục thể chất trong nhà trường, nội dung giáo dục hay cơ sở vật chất có vai trò quan trọng, quyết định đến thành công của môn học, thưa ông?
Ông Nguyễn Hồng Minh

Ông Nguyễn Hồng Minh

Theo quan điểm của tôi, cả hai yếu tố trên đều rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới thành công của môn học giáo dục thể chất.

Nội dung giáo dục được xây dựng trên cơ sở yêu cầu về mục tiêu giáo dục của môn học, nhưng cơ sở vật chất lại là điều kiện đảm bảo quan trọng để thực hiện và hoàn thành các nội dung giáo dục đó.

Bạn đọc

Bạn Kiều Anh – Nghệ An:

Theo thống kê năm 2019, cả nước hiện có khoảng 80% số trường tiểu học, THCS và THPT thiếu nhà tập thể dục, thể thao; 99,6% số trường thiếu bể bơi; Giáo dục đại học có 36% số trường thiếu nhà tập luyện thể dục, thể thao và thiếu bể bơi là 87%... Vậy, theo ông nhà trường cần khắc phục như thế nào để đạt mục tiêu giáo dục thể chất cho học sinh?
Ông Nguyễn Hồng Minh

Ông Nguyễn Hồng Minh

Ông Nguyễn Hồng Minh trả lời câu hỏi của độc giả Báo GD&TĐ trong buổi GLTT.
Ông Nguyễn Hồng Minh trả lời câu hỏi của độc giả Báo GD&TĐ trong buổi GLTT.

 

Trước thực trạng thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác giáo dục thể chất, thể thao trường học, các nhà trường cần có các phương án cụ thể riêng, phù hợp đặc thù đơn vị để phục vụ nhu cầu rèn luyện TDTT cho học sinh.

Theo tôi, trước tiên, các trường học cần xây dựng kế hoạch phát triển các môn thể thao và tổ chức các hoạt động rèn luyện thể chất phù hợp với đặc thù và tình hình thực tiễn của Nhà trường.

Bên cạnh đó, quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường; Từng bước dành nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu rèn luyện thể chất và hoạt động thể thao của học sinh theo chương trình giáo dục. Trong đó cần đẩy mạnh huy động các nguồn lực của xã hội để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ tập luyện trong các cơ sở giáo dục, đào tạo.

Đồng thời, chủ động phối hợp, liên kết với các cơ sở thể dục thể thao, các câu lạc bộ thể thao ngoài trường học trên địa bàn để tạo điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị cho học sinh được tập luyện các môn thể thao ….

Bạn đọc

Bạn Huonganh234@...:

Thầy có thể chia sẻ kinh nghiệm cá nhân để đổi mới sáng tạo dạy học bộ môn thể dục để học sinh yêu thích môn học này?
Huấn luyện viên, nhà giáo Trần Trung Sơn

Huấn luyện viên, nhà giáo Trần Trung Sơn

 

Ngoài cung cấp kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu bộ môn, tôi thường lồng ghép các bài học thể thao vào thực tế cuộc sống để các em thấy được những bài học thực tiễn, vai trò của thể thao trong cuộc sống. 

Đồng thời kể cho các em nghe những câu chuyện tích cực có thật từ đời sống thể thao, những tấm gương thể thao... lan toả năng lượng tích cực giúp các em phần nào hiểu biết thế giới quan xung quanh mình, nhất là lĩnh vực thể thao. Đồng thời, tôi cũng trao đổi với các em những bài học từ cuộc sống từ cách đối nhân xử thế, vượt khó, rèn luyện các kỹ năng sống, làm việc nhóm... Song song đó, tôi cũng đưa thêm vào những trò chơi dân gian, cho các em vừa học vừa chơi, vừa rèn luyện sức khoẻ tạo sự thoải mái, vui vẻ khi học tập bộ môn này.

Môn thể dục là một môn khá đặc thù, có những bài tập, yêu cầu không phải học sinh nào cũng có thể chất tốt để hoàn thành. Vì vậy, người giáo viên cũng cần linh hoạt trong đánh giá, kiểm tra, nhằm khuyến khích, động viên các em nỗ lực, vượt qua giới hạn của bản thân.

Bạn đọc

Bạn Hồ Thanh Sắc, tỉnh Đồng Nai:

Thầy cho em biết, những tố chất cần thiết để theo học ngành Giáo dục thể chất?
PGS.TS Đặng Văn Dũng

PGS.TS Đặng Văn Dũng

Theo tôi, để theo học ngành Giáo dục thể chất, điều đầu tiên là em phải có sức khỏe, yêu thích TDTT. Đồng thời phải có năng lực vận động như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền… và có năng khiếu ít nhất ở một môn thể thao nào đó, chẳng hạn như: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng rổ, bơi lội….

Bạn đọc

Bạn minhhung…@gmail.com:

Ngành Giáo dục thể chất có đào tạo trên đại học không? Em muốn học Thạc sỹ chuyên ngành này thì nên học ở trường nào, thưa thầy?
PGS.TS Đặng Văn Dũng

PGS.TS Đặng Văn Dũng

PGS.TS Đặng Văn Dũng (phải) trả lời câu hỏi của độc giả báo GD&TĐ.
PGS.TS Đặng Văn Dũng (phải) trả lời câu hỏi của độc giả báo GD&TĐ.

Ngành Giáo dục thể chất có đào tạo trên đại học bậc thạc sĩ và tiến sĩ. Sau khi tốt nghiệp đại học em có thể đăng ký học ở các Trường đại học TDTT như: Trường ĐH TDTT Bắc Ninh, Trường ĐH TDTT TP.Hồ Chí Minh, Trường ĐH TDTT Đà Nẵng và các trường đại học sư phạm khác có đào tạo ngành giáo dục thể chất.

Theo tôi, em nên chọn Trường ĐH TDTT Bắc Ninh vì ở đây có môi trường học thuật về lĩnh vực TDTT hàng đầu cả nước, có bề dày truyền thống trên 60 năm phát triển, có đội ngũ giảng viên trình độ cao, đứng đầu cả nước, có hệ thống cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật hiện đại.

Đồng thời nhà trường là nơi đào tạo, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu thể dục thể thao, thậm chí cả các vận động viên đội tuyển trẻ quốc gia và đội tuyển quốc gia.

Bạn đọc

Bạn Trần Bình Anh – Hà Nội:

Theo ông, phương pháp phù hợp nhất đối với giáo dục thể chất trong nhà trường là gì?
Ông Nguyễn Hồng Minh

Ông Nguyễn Hồng Minh

Theo quan điểm của chúng tôi, để giáo dục thể chất trong nhà trường đạt được hiệu quả cao nhất, thì phương pháp giảng dạy nên theo hướng kết hợp thể dục thể thao với hoạt động giải trí, chú trọng nhu cầu tự chọn của học sinh, tạo hứng thú và truyền cảm hứng yêu thích hoạt động thể thao cho học sinh.

Bạn đọc

Bạn Tùng Anh – Quảng Ninh:

Hiện nay, vẫn còn quan niệm môn chính - môn phụ, đặc biệt với môn Thể dục. Vậy thầy có suy nghĩ gì về vấn đề này? Tâm lý của thầy khi là giáo viên môn Thể dục thế nào?
Huấn luyện viên, nhà giáo Trần Trung Sơn

Huấn luyện viên, nhà giáo Trần Trung Sơn

Theo tôi, Thể dục là một môn học rất quan trọng trong nhà trường, giúp các em rèn sức khoẻ, góp phần vào sự phát triển toàn diện về đức-trí-thể-mĩ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều phụ huynh, học sinh vẫn coi đây là môn phụ. Đó là điều mà chúng ta phải nhìn thẳng vào để thay đổi nó.

Khi là một giáo viên thể dục, thực sự tôi cũng có chút... chạnh lòng. Tuy nhiên, mình vẫn làm tốt công việc, trách nhiệm, tận tâm với học trò, với từng tiết giảng của mình. Bởi từ chính những thay đổi, đổi mới của người thầy sẽ giúp học sinh có cách nhìn khác về bộ môn. 

Đồng thời, tôi cũng mong rằng, quý phụ huynh và các em học sinh nên có cái nhìn sâu rộng hơn về rèn luyện sức khoẻ. 

 

Bạn đọc

Bạn Vuhaphuong@...:

Khi phong trào TDTT trong các nhà trường được chú trọng thì thể thao thành tích cao có được hưởng lợi gì không, thưa ông?
Ông Nguyễn Hồng Minh

Ông Nguyễn Hồng Minh

Thể thao trường học chính là nền tảng phát triển phong trào TDTT quần chúng và thể thao thành tích cao. Thực tiễn cho thấy, khi thể thao trường học phát triển sẽ tạo cơ hội, tạo điều kiện cho các em học sinh lựa chọn các môn thể thao yêu thích để được tập luyện và phát triển năng khiếu, từ đó, có thể phát hiện và tuyển chọn, đào tạo được các tài năng thể thao tương lai.

Bời vậy, càng nhiều học sinh tham gia tập luyện các môn thể thao yêu thích tại các nhà trường, chúng ta càng có nhiều cơ hội trong việc phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng tài năng thể thao cho tương lai.

Bạn đọc

Bạn xuanvan…@gmail.com:

Em không biết học Trường ĐH Thể dục Thể thao, sau này ra trường thì cơ hội việc làm như thế nào? Thầy có thể chia sẻ kỹ hơn cho em về vấn đề này?
PGS.TS Đặng Văn Dũng

PGS.TS Đặng Văn Dũng

Trong những năm gần đây, 80% sinh viên Trường ĐH TDTT Bắc Ninh đã có việc làm sau 12 tháng tốt nghiệp.
Trong những năm gần đây, 80% sinh viên Trường ĐH TDTT Bắc Ninh đã có việc làm sau 12 tháng tốt nghiệp.

Sau khi tốt nghiệp Trường ĐH TDTT Bắc Ninh, em có thể trở thành: giáo viên thể dục trong các trường phổ thông; giảng viên trong các trường cao đẳng, đại học; huấn luyện viên các câu lạc bộ, đội tuyển thể thao; cán bộ TDTT ở các Trung tâm TDTT, phòng Văn hóa thể thao, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; nhà kinh doanh và tổ chức sự kiện thể thao; cán bộ Y sinh học TDTT; cán bộ quản lý TTDT; cán bộ nghiên cứu khoa học TDTT…

Trong những năm gần đây, 80% sinh viên Trường ĐH TDTT Bắc Ninh đã có việc làm sau 12 tháng tốt nghiệp.

Bạn đọc

Bạn Nguyễn Bá Ngọc – Thái Bình:

Yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12, đảm nhiệm một trong bốn mặt giáo dục Đức, Trí, Thể, Mỹ. Vậy ngành TDTT có phối hợp gì với ngành GD để thực hiện các mục tiêu GD thể chất cho học sinh?
Ông Nguyễn Hồng Minh

Ông Nguyễn Hồng Minh

Chào bạn, hiện nay, để thực hiện các mục tiêu giáo dục thể chất cho học sinh, Ngành Thể dục thể thao đã và đang triển khai các hoạt động như sau:

- Phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, triển khai đề án, kế hoạch phát triển các môn thể thao trong nhà trường. Đồng thời hỗ trợ đào tạo, tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ TDTT cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trong các cơ sở giáo dục.

- Phối hợp hướng dẫn các cơ sở giáo dục, trường học bám sát mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành để xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động GDTC, hoạt động thể thao trường học một cách linh hoạt, phong phú, hấp dẫn phù hợp với điều kiện của từng địa phương, vùng miền, phù hợp với độ tuổi, thể trạng học sinh, tạo sự hứng khởi cho cả người dạy, người học, nâng cao chất lượng, hiệu quả môn GDTC.

- Phối hợp hướng dẫn các cơ sở, trường học sử dụng hợp lý các loại dụng cụ, trang thiết bị phù hợp với điều kiện thực tế; đồng thời khuyến khích việc ứng dụng công nghệ thông tin, phương tiện nghe nhìn, các tranh ảnh kỹ thuật, video clip để tổ chức các giờ học GDTC và hoạt động thể thao ngoại khóa sinh động và hiệu quả.

- Phối hợp hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí đánh giá chất lượng GDTC, hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa và hằng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng GDTC trong các trường học.

- Hàng năm ngành TDTT phối hợp tổ chức tháng hoạt động thể  dục, thể thao cho mọi người và Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân gắn với triển khai cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” nhằm khích lệ tinh thần tích cực của cán bộ, giáo viên, HSSV lựa chọn môn thể thao, hình thức luyện tập thể thao phù hợp, duy trì nề nếp, thói quen thường xuyên vận động thể lực để nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất, cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần và phòng chống bệnh tật.

Bạn đọc

Bạn vantoan…@gmail.com:

Giả sử, thầy bị phân biệt giáo viên thể dục (môn phụ) với giáo viên các môn học khác như: Toán, Văn, Ngoại ngữ… Thầy sẽ ứng xử thế nào trước tình huống này?
PGS.TS Đặng Văn Dũng

PGS.TS Đặng Văn Dũng

Trong hệ thống giáo phổ thông hiện nay, môn giáo dục thể chất là môn học bắt buộc, được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12 (Theo thông tư số 32/2018/TT-BGĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).

Môn Giáo dục thể chất góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh, trọng tâm là: trang bị cho học sinh kiến thức và kĩ năng chăm sóc sức khoẻ; kiến thức và kĩ năng vận động; hình thành thói quen tập luyện, khả năng lựa chọn môn thể thao phù hợp để luyện tập nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực và tố chất vận động; trên cơ sở đó giúp học sinh có ý thức, trách nhiệm đối với sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng, thích ứng với các điều kiện sống, sống vui vẻ, hoà đồng với mọi người.

Theo tôi thì nghề giáo nói chung và giáo viên dạy thể dục nói riêng đều được trân trọng. Điều quan trọng là làm cho mọi người nhận thức đúng được vị trí, vai trò của giáo dục thể chất trong hệ thống giáo dục quốc dân. Và mỗi giáo viên giáo dục thể chất phải là những tấm gương cho học sinh và đồng nghiệp trong việc rèn luyện thể chất và hoạt động nghề nghiệp. 

Bạn đọc

Bạn tuquynh96@...:

Nhiều ý kiến cho rằng, môn thể dục trong trường học hiện nay có thời lượng còn khiêm tốn nên không đủ để tác động tích cực đến sức khoẻ học sinh? Vậy, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Ông Nguyễn Hồng Minh

Ông Nguyễn Hồng Minh

Hiện nay, thời lượng của môn thể dục trong nhà trường nằm trong tổng thể của khung chương trình và nội dung giáo dục đối với mỗi cấp học, được bố trí để đáp ứng mục tiêu giáo dục nói chung và giáo dục thể chất nói riêng (tăng cường sức khỏe, phát triển thể lực toàn diện, trang bị kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản và hình thành thói quen tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên cho trẻ em, học sinh, góp phần giáo dục ý chí, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống; đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, lành mạnh cho trẻ em, học sinh).

Tương tự như các môn học văn hóa khác, muốn học giỏi, học sinh cần phải được trau dồi, bổ sung thêm những kiến thức khác ngoài nội dung cơ bản đã được dạy theo thời lượng được phân bổ của chương trình. Vì vậy, để có được những tác động tích cực đến sức khoẻ của mình, bên cạnh thời gian môn học giáo dục thể chất có tính bắt buộc, học sinh cần tích cực tham gia và dành thời gian thích hợp cho các hoạt động thể thao ngoại khóa trong và ngoài trường học. 

Bạn đọc

Bạn van_anh246@...:

Theo kinh nghiệm của thầy, giáo dục thể chất tại trường học có vai trò như thế nào trong việc phát hiện các “hạt giống” của thể thao học đường để bồi dưỡng cho thể thao chuyên nghiệp?
Huấn luyện viên, nhà giáo Trần Trung Sơn

Huấn luyện viên, nhà giáo Trần Trung Sơn

Giờ học bóng đá của học sinh THPT Ngô Gia Tự
Giờ học bóng đá của học sinh THPT Ngô Gia Tự

 

Theo tôi, vai trò của thể thao trường học rất quan trọng trong việc phát hiện các hạt giống để bồi dưỡng cho thể thao cơ sở, thể thao chuyên nghiệp. Từ việc phát hiện, giáo viên sẽ giúp đỡ trong tập luyện, tạo điều kiện, giới thiệu những học sinh này tham gia các phong trào thể thao, các giải đấu lớn nhỏ... để các em có cơ hội "vươn ra biển lớn". 

Bản thân tôi nhờ thể thao học đường nên mới tiếp cận được môn võ thuật. Qua tham gia các giải thể thao dành cho học sinh như Hội khoẻ phù động, giải vô địch thể thao học sinh các cấp học. Từ những giải thể thao này tôi có cơ hội tiếp cận các môn năng khiếu chuyên sâu. Và có điều kiện để tham gia các giải đấu lớn của thành phố, quốc gia và quốc tế.

Hiện nay, từ phong trào thể thao học đường, Trường THPT Ngô Gia Tự cũng đã phát hiện và bồi dưỡng rất nhiều học sinh tài năng cho thể thao Quận, Thành phố và cả cấp quốc gia. Đơn cử như em Võ Công Anh Kiệt, Nguyễn Tăng Quyền (đội tuyển Muay thành phố và quốc gia)... 

Bạn đọc

Bạn Thế Hùng, tỉnh Bình Dương:

Em là học sinh lớp 12. Em rất muốn trở thành giáo viên thể dục nhưng nhiều người nói, đây là môn học phụ, ít có cơ hội phát triển nghề nghiệp nên rất khó để được đề bạt lên làm quản lý (VD như hiệu trưởng, hiệu phó). Em phân vân quá, thầy cho em lời khuyên với ạ?
PGS.TS Đặng Văn Dũng

PGS.TS Đặng Văn Dũng

Nhiều giáo viên thể dục tốt nghiệp ngành Giáo dục thể chất của Trường ĐH TDTT Bắc Ninh trở thành cán bộ quản lý ở các cơ sở đào tạo.
Nhiều giáo viên thể dục tốt nghiệp ngành Giáo dục thể chất của Trường ĐH TDTT Bắc Ninh trở thành cán bộ quản lý ở các cơ sở đào tạo.

Quan điểm của em là không đúng vì vấn đề này phụ thuộc vào sự nỗ lực phấn đấu của bản thân trong quá trình hoạt động nghề nghiệp. Theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới, môn Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc, được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12, nên không có khái niệm môn học phụ hay môn học chính.

Thực tế đã có nhiều giáo viên thể dục tốt nghiệp ngành Giáo dục thể chất của Trường ĐH TDTT Bắc Ninh trở thành cán bộ quản lý ở các cơ sở đào tạo. Minh chứng cụ thể hiện nay có thầy Dương Hồng Sơn là Hiệu trưởng trường THPT Ngô Gia Tự, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh; thầy Vương Văn Thịnh (Lớp Vật – Judo- khóa Đại học 33) là Hiệu trường THPT Mộc Hạ (Mộc Châu, Sơn La); thầy Vũ Ngọc Thường (Bóng ném khóa Đại học 35) là Bí thư đảng ủy, Phó hiệu trưởng Trường THPT Ngô Gia Tự, Cam Ranh, Khánh Hòa… Vì vậy, em hoàn toàn có đủ cơ sở phấn đấu để đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo ở các trường phổ thông.

Bạn đọc

Bạn Tạ Thị Hiền, tỉnh Nam Định:

Em thích thể dục thể thao và mong muốn được học ở trường của thầy. Ước mơ của em là trở thành giáo viên thể dục, nhưng em băn khoăn: Nếu tốt nghiệp Trường ĐH Thể dục thể thao thì có đủ điều kiện để trở thành giáo viên thể dục không? Nếu không thì nhà trường có lớp bồi dưỡng để cấp chứng chỉ sư phạm hay không?
PGS.TS Đặng Văn Dũng

PGS.TS Đặng Văn Dũng

Giáo viên giáo dục thể chất thuộc mã ngành đào tạo giáo viên (mã số 7140206 theo Thông tư 24/2017/TT-BGDĐT ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT). Sinh viên tốt nghiệp Trường ĐH Thể dục Thể thao Bắc Ninh được xác định “có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm” theo Thông tư liên tịch của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ (số 20, 21, 22, 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ban hành năm 2015).

Ngoài ra, thuộc mã ngành đào tạo giáo viên còn có ngành huấn luyện thể thao. Để phục vụ phát triển thể dục thể thao (TDTT) Việt Nam, Nhà trường còn đào tạo ngành Quản lý TDTT, Y sinh học TDTT. Như vậy, sinh viên tốt nghiệp ngành giáo dục thể chất đủ điều kiện để làm giáo viên trong tất các các cơ sở đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Để nâng cao năng lực sư phạm thì hàng năm nhà trường có tổ chức lớp bồi dưỡng để cấp chứng chỉ sư phạm theo quy định của Bộ GD&ĐT, song sinh viên cũng có thể tự liên hệ học ở các trường sư phạm khác để được cấp chứng chỉ này. 

Bạn đọc

Bạn thanhaitb…@gmail.com:

Rèn luyện thể chất nói chung là để nâng cao sức khoẻ. Xin ông cho biết, ý nghĩa của của hoạt động rèn luyện thể chất đối với học sinh trong trường học là gì?
Ông Nguyễn Hồng Minh

Ông Nguyễn Hồng Minh

Ông Nguyễn Hồng Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao
Ông Nguyễn Hồng Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao

Chào bạn, hoạt động rèn luyện thể chất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn phát triển của mỗi con người, đặc biệt ở lứa tuổi học sinh. Thể hiện ở các mặt:

Góp phần giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực và tầm vóc phù hợp với độ tuổi, giới tính và đặc điểm sức khỏe cá nhân của từng học sinh.

Tạo dựng cơ sở cho sự phát triển năng lực thể chất toàn diện, hoàn thiện hình thái, củng cố sức khỏe và hình thành hệ thống kỹ năng, kỹ xảo vận động.

Phát triển thể lực toàn diện, các kỹ năng vận động cơ bản và các năng lực vận động cốt lõi: Năng lực tự động, sáng tạo; năng lực giao tiếp ứng xử; năng lực thể lực (sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo); năng lực phối hợp vận động; năng lực vượt chướng ngại vật; năng lực phòng chống đuối nước; năng lực thích ứng với môi trường xã hội... Trên cơ sở đó giáo dục các phẩm chất đạo đức, ý chí, hình thành văn hóa thể chất cá nhân và xây dựng lối sống lành mạnh.

Bạn đọc

Bạn Minh Hương – Quảng Ninh:

Ông có thể cho biết, đặc trưng của giáo dục thể chất trong nhà trường là gì? Giáo viên thể dục trong trường học cần đáp ứng các tiêu chuẩn gì?
Ông Nguyễn Hồng Minh

Ông Nguyễn Hồng Minh

Giáo dục thể chất trong nhà trường là nội dung giáo dục, môn học bắt buộc, thuộc chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo, nhằm trang bị cho trẻ em, học sinh, sinh viên các kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để rèn luyện sức khỏe, phát triển toàn diện các tố chất thể lực, tầm vóc, tiến tới hoàn thiện đến mức cần thiết các kỹ năng, kỹ xảo quan trọng cho cuộc sống, đồng thời giáo dục văn hóa thể chất, nâng cao sức khỏe tinh thần, biết cách thích ứng và hài hòa với các điều kiện sống, điều kiện môi trường học tập, lao động của bản thân và hoàn cảnh xã hội.

Trong hệ thống giáo dục, giáo dục thể chất được gắn liền với giáo dục trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động. Giáo dục thể chất là một trong những nội dung quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường. Đây chính là đặc trưng cơ bản của giáo dục thể chất trong nhà trường.

Giáo viên thể dục trong trường học ngoài việc phải đáp ứng các tiêu chuẩn của giáo viên nói chung còn cần có thêm kiến thức và phương pháp sư phạm về giảng dạy, hướng dẫn tập luyện các môn thể thao phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi cho học sinh; phải thực sự yêu và tự hào về nghề nghiệp của mình. 

Bạn đọc

Bạn Vũ Văn Dũng (vudung…@gmail.com):

Em chào thầy! Thầy cho em hỏi, Trường ĐH Thể dục Thể thao Bắc Ninh có đào tạo giáo viên giáo dục thể chất không ạ? Nếu có thì quy định tiêu chuẩn hoặc điều kiện có gì đặc biệt không ạ?
PGS.TS Đặng Văn Dũng

PGS.TS Đặng Văn Dũng

PGS.TS Đặng Văn Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thể dục thể thao Bắc Ninh.
PGS.TS Đặng Văn Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thể dục thể thao Bắc Ninh.

Trường ĐH Thể dục Thể thao Bắc Ninh đã đào tạo giáo viên giáo dục thể chất từ năm 1959. Để được tuyển vào trường, các thí sinh phải đảm bảo các điều kiện tuyển sinh theo quy chế.

Trong đó, phải đảm bảo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với khối ngành Sư phạm. Về văn hóa, nếu xét tuyển theo học bạ thì phải có học lực lớp 12 đạt loại khá trở lên (nếu học lực trung bình thì môn năng khiếu phải đạt từ 9 điểm trở lên), còn xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT phải đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT quy định hằng năm.  Ví dụ năm 2020 phải đạt tối thiểu là 6,5 điểm/1 môn văn hóa trong tổ hợp các môn xét tuyển.

Nếu đối tượng dự tuyển là vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên đã từng đoạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải trẻ quốc gia và quốc tế, giải vô địch quốc gia, quốc tế hoặc có điểm thi năng khiếu do trường tổ chức đạt loại xuất sắc (từ 9,0 trở lên theo thang điểm 10,0) thì điểm trung bình cộng xét tuyển kết quả học tập THPT tối thiểu là 5,0 trở lên.

Đối với nội dung năng khiếu, thí sinh phải đảm bảo điều kiện về thể hình và thể lực (chạy 100m và bật xa tại chỗ). Sau khi trúng tuyển sinh viên được tự chọn các thể thao chuyên ngành như: bóng đá, bóng chuyền, võ thuật, bơi, thể dục, điền kinh, golf, cờ vua, cờ tướng…

Bạn đọc

Bạn lelunglinh@...:

Áp lực học tập ở các môn học khác có phải là một trong những rào cản lớn khiến học sinh không quan tâm nhiều đến môn thể dục không, thưa thầy?
Huấn luyện viên, nhà giáo Trần Trung Sơn

Huấn luyện viên, nhà giáo Trần Trung Sơn

Theo tôi, áp lực học tập các môn văn hóa cũng là một trong những rào cản ảnh hưởng đến việc nhiều học sinh không cảm thấy thích thú với môn Thể dục ở trường. Có thể thấy, học sinh ngày nay học thêm rất nhiều. Các em học thêm nhiều quá, không có thời gian vận động, thiếu ngủ, dinh dưỡng không đảm bảo ảnh hưởng lớn đến thể chất. 

Theo thầy Sơn, học sinh hiện có quá nhiều áp lực lên vai nên không có thời gian, tâm trí để chú trọng đến vấn đề học thể dục, rèn luyện sức khỏe.
Theo thầy Sơn, học sinh hiện có quá nhiều áp lực lên vai nên không có thời gian, tâm trí để chú trọng đến vấn đề học thể dục, rèn luyện sức khỏe.

 

Có thể thấy, chương trình hiện hành vẫn còn rất nặng, nhiều em với thời gian ở trên lớp chưa theo kịp bài vở nên đã phải tìm đến các trung tâm, lớp học thêm. Nhiều em tham gia các lớp luyện thi vào trường chuyên, thậm chí học để chạy theo thành tích. Các con có quá nhiều áp lực lên vai nên không có thời gian, tâm trí để chú trọng đến vấn đề học thể dục, rèn luyện sức khỏe.

Bạn đọc

Bạn Letuanh68@...:

Với chương trình hiện hành, cách kiểm tra, đánh giá học sinh với môn Thể dục theo thầy đã phù hợp chưa?. Thầy có thêm đề xuất gì không?
Huấn luyện viên, nhà giáo Trần Trung Sơn

Huấn luyện viên, nhà giáo Trần Trung Sơn

Hiện tại, cách kiểm tra đánh giá học sinh ở bộ môn này với tiêu chí Đạt hay Không Đạt.

Theo tôi, cách đánh giá này chưa thể hiện được sự đánh giá toàn diện năng lực, sở trường của học sinh ở bộ môn này. Chúng ta có thể thêm vào những tiêu chí cụ thể về mặt thể chất để đánh giá toàn diện hơn. Đánh giá không nặng về thành tích, nhưng phải có mức độ (khung) để giúp cho học sinh có sự nỗ lực, hoàn thành các bài tập trong rèn luyện thể chất. 

Mục đích cuối cùng là giúp các em có ý thức, nỗ lực về việc rèn luyện sức khoẻ, cải thiện bản thân. Với cách làm này mỗi giáo viên cần thay đổi và có kế hoạch cụ thể, đổi mới trong giáo án giảng dạy và kiểm tra đánh giá học sinh qua nhiều hình thức. 

Bạn đọc

Bạn Thu Hà – Lâm Đồng:

Từng là một VĐV chuyên nghiệp, qua công tác huấn luyện và nay chuyển sang giảng dạy bộ môn thể dục tại trường trung học, thầy thấy có sự khác biệt nhiều giữa rèn luyện thể thao chuyên nghiệp và học đường?
Huấn luyện viên, nhà giáo Trần Trung Sơn

Huấn luyện viên, nhà giáo Trần Trung Sơn

Tôi từng là một VĐV quốc gia nhiều môn võ thuật và sau này làm công tác huấn luyện đội tuyển Muay quốc gia Việt Nam. Cho đến năm 2005, tôi thôi nhiệm vụ đội tuyển quốc gia và trở về công tác giảng dạy bộ môn Giáo dục thể chất tại trường học. Tôi nhận thấy rằng thể dục trong trường học khác nhiều so với thể thao chuyên nghiệp.

Thầy Trần Trung Sơn: "Thể dục trong trường học chắc chắn khác nhiều so với thể thao chuyên nghiệp".

Thầy Trần Trung Sơn: "Thể dục trong trường học chắc chắn khác nhiều so với thể thao chuyên nghiệp".

Ở thể thao đỉnh cao các vận động viên phải đạt rất nhiều tiêu chí về tuyển chọn, cũng như đạt nhiều yêu cầu trong tập luyện, thi đấu một cách bài bản và chuyên nghiệp. Với các vận động viên muốn theo nghiệp thể thao thường xuất phát từ đam mê, sở trường và được rèn luyện từ nhỏ trong một môi trường chuyên nghiệp, thậm chí là khắc nghiệt.  

Đa phần các vận động viên xem đây là một nghề nghiệp của họ để thoả niềm đam mê cũng như là nghề nghiệp để có thể nuôi sống bản thân. Đồng thời qua những thành tích đạt được, họ có những đóng góp tích cực cho thể thao địa phương, thể thao nước nhà.

Trở lại với thể thao học đường, đây là một môn học bắt buộc trong hệ thống các môn học của chương trình GD phổ thông. Môn học cung cấp cho các em kiến thức cơ bản, các năng lực về chăm sóc sức khỏe, vận động cơ bản và thể dục thể thao, nhằm phát triển các tố chất thể lực của học sinh. Qua đó, giúp các em phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, có ý thức trách nhiệm đối với sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng. 

Bạn đọc

Bạn tuquynh89@...:

Xin thầy cho biết, ngoài tham gia học tập thể dục ở trường, học sinh cần làm gì để duy trì sức khỏe, có thể chất tốt?
Huấn luyện viên, nhà giáo Trần Trung Sơn

Huấn luyện viên, nhà giáo Trần Trung Sơn

Đối với học sinh, dù ở bất cứ lứa tuổi nào cũng cần rèn luyện sức khoẻ vì có sức khoẻ mới có thể học tập, vui chơi... Ngoài việc học tập tại trường, các giáo án thể dục đều khuyến khích các em có những bài rèn luyện thể chất tại nhà. 

Nếu có điều kiện, thời gian, các em cũng cần rèn luyện thêm, ví dụ tham gia đi bộ, đạp xe, chạy bộ...  Hoặc các em có thể tham gia các tại các phòng tập thể dục, thể thao, các CLB đội nhóm... ở khu vực gần nhà.

Tuy nhiên phải chọn những môn tập và bài tập phù hợp với lứa tuổi và sức khoẻ, sở thích của bản thân. 

Ở lứa tuổi nào và với bất kỳ ai, rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên để duy trì sức khoẻ là điều rất quan trọng. 

Và các em cần nhớ, thể dục thể thao không phải là một ngày, một bữa mà cần có quy trình, định kỳ phù hợp. 

Bạn đọc

Bạn minhanh789@...:

Thầy có thể chia sẻ về phong trào thể dục thể thao và việc dạy học môn Thể dục tại Trường THPT Ngô Gia Tự?
Huấn luyện viên, nhà giáo Trần Trung Sơn

Huấn luyện viên, nhà giáo Trần Trung Sơn

Từ những năm qua, Trường THPT Ngô Gia Tự, Quận 8 rất chú trọng đến phong trào thể dục thể thao tại cơ sở.

Nhà trường đã đầu tư, trang bị cơ sở vật chất tốt để có sân chơi cho tất cả các em học sinh với nhiều bộ môn. Cụ thể như bóng rổ, bóng đá, bóng bàn, cầu lông, nhảy, võ thuật, bóng chuyền…

Một tiết học giáo dục thể chất ở Trường THPT Ngô Gia Tự.
Một tiết học giáo dục thể chất ở Trường THPT Ngô Gia Tự.

Qua đó các học sinh được rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể chất và được xả stress sau những giờ học tập văn hoá căng thẳng. Tạo tinh thần gắn kết đồng đội cho các em.

Từ hoạt động này, các đội nhóm trong trường được thành lập rất nhiều, hoạt động sôi nổi, qua đó đẩy mạnh bề nổi của nhà trường về phong trào. Vì thế, việc dạy học môn Thể chất của trường cũng được đầu tư, phát triển, đáp ứng yêu cầu vui, khoẻ cho các em học sinh. Từ đây cũng là nơi ươm mầm cho những tài năng thể thao học đường.

Đơn cử như Trường Ngô Gia Tự liên tục nhiều năm qua là một trong những trường đứng đầu Quận 8 về phong trào thể dục thể thao. Nhà trường có nhiều học sinh tham gia các đội tuyển năng khiếu cấp Quận, Thành phố và cả quốc gia. Ví dụ môn võ thuật Karate, Muay Thái, bóng chuyền, bóng đá…

Bạn đọc

Bạn Thái Hà – Hải Phòng:

Đối với môn giáo dục thể chất, đời sống (mức thu nhập) của giáo viên thế nào thưa thầy, có khác gì so với giáo viên các môn học khác không?
Huấn luyện viên, nhà giáo Trần Trung Sơn

Huấn luyện viên, nhà giáo Trần Trung Sơn

Thầy Trần Trung Sơn trả lời câu hỏi của bạn đọc Báo Giáo dục&Thời đại.
Thầy Trần Trung Sơn trả lời câu hỏi của bạn đọc Báo Giáo dục&Thời đại.

 

Thực ra bộ môn thể dục, giảng dạy tại các trường THPT không khác biệt nhiều so với các bộ môn khác, thậm chí là… phải tăng tiết nhiều hơn do thiếu giáo viên bộ môn này.

Nếu như các bộ môn văn hóa, họ có thể đăng kí dạy thêm theo quy định, tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi… thì giáo viên thể dục vẫn có thể làm thêm ở các trung tâm thể dục thể thao, nhận dạy các lớp năng khiếu-bóng đá, bóng rổ… khi có thời gian rảnh.

Và bản thân tôi cũng mở các một trung tâm về võ thuật cộng đồng để dạy cho các em nhỏ để rèn luyện thể chất. Và đó cũng là cách có thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống ngoài giờ đi dạy và duy trì chuyên môn, sức khoẻ của mình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...