TP.HCM: Xử lý nghiêm nếu cơ sở GD không tuân thủ các quy định trong phòng dịch

GD&TĐ - Ngày 17/5, UBND TP.HCM đã ban hành văn bản về nhắc nhở thực hiện nghiêm túc quy định tạm ngưng các hoạt động dạy - học nhằm đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19.

Học sinh được kiểm tra thân nhiệt trước khi vào trường. Ảnh minh hoạ
Học sinh được kiểm tra thân nhiệt trước khi vào trường. Ảnh minh hoạ

Theo đó, UBND TP.HCM yêu cầu tất cả cơ sở giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, kể cả các trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục ngoài nhà trường trên địa bàn TP tạm ngưng các hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục trực tiếp theo công văn 1415 được UBND TP ban hành ngày 6/5/2021.

Trường hợp các cơ sở giáo dục phải triển khai các hoạt động dạy - học không thể tổ chức qua mạng internet như thí nghiệm, thực tập, kiểm tra, ôn tập cho học sinh cuối cấp chuẩn bị cho các kỳ thi, thủ trưởng các đơn vị, cơ sở chủ động quyết định và chịu trách nhiệm lựa chọn hình thức triển khai phù hợp nhưng phải đảm bảo thực hiện đầy đủ Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19, đồng thực thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế và các văn bản chỉ đạo của Thành ủy, UBND TP.HCM, đặc biệt là yêu cầu "5K".
UBND TP lưu ý, thủ trưởng các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu không tuân thủ các quy định, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 của TP.
Đồng thời giao UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, kể cả các trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục ngoài nhà trường trên địa bàn thực hiện nghiêm các quy định. 
Những trường hợp không tuân thủ quy định, có dấu hiệu chủ quan, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn, UBND các quận, huyện sẽ lập biên bản, phối hợp xử lý nghiêm theo quy định và báo cáo UBND TP.HCM.

Tăng cường thực hiện biện pháp phòng, chống Covid-19, Bộ GDĐT yêu cầu các Giám đốc các Sở GDĐT, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm các nội dung Công điện số 541/CĐTTg ngày 23/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Tuyệt đối không chủ quan, lơi lỏng; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng ở địa phương để nắm chắc tình hình, chủ động xây dựng kế hoạch, kịch bản, giải pháp sẵn sàng ứng phó với tình huống dịch bệnh có thể xảy ra trong trường học.

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, nhân viên, nhà giáo, người học và cha mẹ học sinh về các biện pháp phòng, chống dịch.

Thực hiện nghiêm yêu cầu 5K của Bộ Y tế, nhất là đeo khẩu trang trên đường đến trường và trên đường về nhà. Thực hiện đo thân nhiệt, theo dõi sức khỏe, khử khuẩn, vệ sinh trường, lớp học, nhà vệ sinh theo quy định.

Thực hiện nghiêm việc cài đặt và đánh giá mức độ an toàn phòng chống dịch trên ứng dụng (App) Antoancovid, tự đánh giá và cập nhật kết quả tự đánh giá trên hệ thống mỗi tuần hai lần.

Đồng thời, tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn, phạm vi quản lý; xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm các yêu cầu phòng, chống dịch.

Hoạt động dạy học trực tuyến, theo quy định trong Thông tư của Bộ GD&ĐT Quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên, được thực hiện theo các bài học hoặc chủ đề theo CTGDPT, bảo đảm sự tương tác giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học.

Hoạt động này có thể hỗ trợ dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục bằng cách thực hiện một phần nội dung bài học hoặc chủ đề theo CTGDPT để hỗ trợ dạy học trực tiếp bài học hoặc chủ đề đó. Dạy học trực tuyến cũng có thể thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục bằng cách thực hiện toàn bộ nội dung bài học hoặc chủ đề theo CTGDPT để thay thế dạy học trực tiếp bài học hoặc chủ đề này.

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...