"Điều ước cho em" đến với HS vùng khó; dự kiến thi tốt nghiệp THPT đầu tháng 7

GD&TĐ - Tuần qua, giáo dục thu hút sự quan tâm với những thông tin mới nhất về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021; Chương trình Điều ước cho em đến các tỉnh; thưởng lớn cho học sinh giỏi cấp quốc gia...

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet)
Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet)

Dự kiến thời gian thi tốt nghiệp THPT

Thạc sĩ Hoàng Thúy Nga - đại diện Bộ GD-ĐT công bố những thông tin mới về kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học năm 2021 trong chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2021 tại Đắk Lắk.

ThS Hoàng Thúy Nga cho biết, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, đến nay Bộ vẫn chưa công bố lịch thi cũng như quy chế thi tốt nghiệp THPT và quy chế tuyển sinh đại học năm 2021. Dự kiến thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT từ ngày 24/4 đến ngày 10/5, đồng thời đăng ký xét tuyển đại học trong thời gian này. Kỳ thi tốt nghiệp THPT dự kiến diễn ra đầu tháng 7 (ngày 7 và 8/7/2021).

Thí sinh có thể đăng ký dự thi bằng phiếu nộp cho điểm tiếp nhận nơi học THPT. Còn đăng ký xét tuyển có thể bằng 2 hình thức: phiếu dự thi tốt nghiệp THPT hoặc sử dụng tài khoản, mật khẩu cá nhân sau khi đăng ký thi THPT để đăng ký xét tuyển đại học.

"Như vậy, năm nay khác với các năm trước là thí sinh được chọn 2 hình thức khi đăng ký xét tuyển trực tiếp và trực tuyến. Các em đăng ký vào phiếu đăng ký dự thi, sau đó dùng tài khoản đăng nhập bằng mật khẩu cá nhân để đăng ký các nguyện vọng mình mong muốn", ThS Hoàng Thúy Nga thông tin.

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, các trường đại học phải công bố chi tiết phương án tuyển sinh trên website của trường trước ngày 31/3. Thí sinh có thể tham khảo và tìm hiểu kỹ các thông tin này trước khi đăng ký xét tuyển.

Năm nay các trường tiếp tục được tự chủ hoàn toàn trong tuyển sinh, do vậy các trường sử dụng nhiều phương thức để xét tuyển. Ngoài việc sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT, các trường còn xét học bạ, xét kết quả thi năng lực, thi năng khiếu…

Khi đăng ký xét tuyển, thí sinh được chọn đồng thời nhiều phương thức để tăng cơ hội trúng tuyển. Dù xét tuyển bằng phương thức nào cũng bình đẳng như nhau.

Thứ trưởng Ngô Thị Minh và nhà báo Dương Thanh Hương, Phó Tổng biên tập Báo GD&TĐ trao quà cho các em học sinh tại Trường Tiểu học Hướng Phùng (Hướng Hoá - Quảng Trị).
Thứ trưởng Ngô Thị Minh và nhà báo Dương Thanh Hương, Phó Tổng biên tập Báo GD&TĐ trao quà cho các em học sinh tại Trường Tiểu học Hướng Phùng (Hướng Hoá - Quảng Trị).
Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đề nghị các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện các công việc được giao, chủ động hoàn thành công việc bằng những việc làm vụ thể, trước mắt tập trung cho chương trình lễ phát động sẽ được triển khai vào tháng 4 tới.

Tiếp tục lan toả chương trình "Điều ước cho em"

Ngày 10/3, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng chủ trì cuộc họp nghe các đơn vị chức năng của Bộ GD&ĐT báo cáo về kế hoạch triển khai Chương trình Điều ước cho em.

Theo báo cáo của Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác HSSV- đơn vị đầu mối thực hiện Chương trình Điều ước cho em ngành Giáo dục, trong thời gian vừa qua, các đơn vị đã chủ động triển khai công việc theo yêu cầu của lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo Bộ.

Thực hiện Chương trình, hiện nay đã có 1030 trường học của 33 tỉnh trong toàn quốc đã đăng ký nhu cầu hỗ trợ trên cổng Nhân đạo quốc gia (http://inhandao.vn). Gần 400 trường có dữ liệu cụ thể.

Trong tuần qua, “Điều ước cho em” đến với học sinh miền núi Quảng Bình và học sinh nghèo tỉnh Quảng Trị.

Tại Quảng Bình, sáng 11/3, Đoàn công tác Bộ GD&ĐT do Thứ trưởng Ngô Thị Minh dẫn đầu đã đến để thực hiện Chương trình “Điều ước cho em”.

Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã trao nhiều suất quà ý nghĩa đến 10 trường học trên địa bàn huyện Tuyên Hoá.

Trong đó, Công đoàn Giáo dục Việt Nam tặng 40 triệu đồng, Báo GD&TĐ trao tặng 100 suất học bổng, mỗi suất 1 triệu đồng cho các em học sinh nghèo vượt khó. Trao tặng 21 suất quà mỗi suất 2 triệu đồng cho các giáo viên tiêu biểu vượt khó tại các trường học trên địa bàn Tuyên Hóa.

Tại Quảng Trị, sáng 12/3, Đoàn công tác Bộ GD&ĐT đã có mặt tại huyện Hướng Hóa - kết nối nguồn lực xây dựng trường học an toàn, thân thiện.

Trong dịp này, Đoàn công tác đã trao 50 suất quà, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng cùng 50 chăn ấm và 50 bộ đồng phục hỗ trợ các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn xã Hướng Phùng; trao 12 suất quà cho các cán bộ, giáo viên. Cùng với đó đoàn đã trao 3 bộ máy tính phục vụ cho công tác quản lý cho 3 trường trên địa bàn huyện Hướng Hoá.

Ngoài ra, các đơn vị tài trợ khác đồng hành với Bộ GD&ĐT cũng đã dành tặng nhiều phần quà ý nghĩa cho nhà trường và học sinh các trường học tại huyện miền núi Hướng Hoá.

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet)
Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet)

Khen thưởng lớn cho học sinh giỏi cấp Quốc gia

Ngoài tiền khen thưởng theo quy định, Sở GD-ĐT tỉnh Kiên Giang đã vận động để thưởng thêm cho các học sinh đoạt giải kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia với mức cao nhất 100 triệu đồng.

Theo đó, ngoài tiền khen thưởng theo quy định, Sở GD-ĐT tỉnh Kiên Giang đã vận động các nhà hảo tâm khen thưởng thêm cho các học sinh đoạt giải với mức thưởng “khủng”: Giải nhất 100 triệu đồng, giải nhì 80 triệu đồng, giải ba 50 triệu đồng và mỗi giải khuyến khích được thưởng thêm 20 triệu đồng. Không chỉ học sinh được thưởng cao mà các giáo viên tham gia rèn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi đạt giải cũng được thưởng như học sinh.

Theo ông Trần Quang Bảo, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Kiên Giang, đây là một trong 4 nội dung đổi mới của Sở trong việc thực hiện chiến lược thay đổi chất lượng giảng dạy mũi nhọn của giáo dục. Chiến lược này đã được Sở lấy ý kiến nhiều lần và áp dụng từ năm 2020.

Cũng theo Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Kiên Giang, mức thưởng này là xứng đáng nhằm động viên, khuyến khích và tạo động lực cho giáo viên và học sinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

AFC khen cổ động viên U23 Indonesia

AFC khen cổ động viên U23 Indonesia

GD&TĐ - Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) hết lời khen ngợi Indonesia sau khi gây địa chấn hạ Hàn Quốc để vào bán kết U23 châu Á 2024.