Cải cách giáo dục ở Ma - Rốc: Thách thức và triển vọng

GD&TĐ - Hệ thống giáo dục Ma-rốc tiếp tục gặp khó khăn với thành tích thấp và tỷ lệ HS bỏ học cao.

Một lớp học tại Ma-rốc.
Một lớp học tại Ma-rốc.

Hệ thống giáo dục Ma-rốc tiếp tục gặp khó khăn với thành tích thấp và tỷ lệ HS bỏ học cao.

Những thách thức hiện tại

Mặc dù, hơn 95% HS trong độ tuổi đi học ở Ma-rốc đang theo học bậc tiểu học, nhưng hệ thống giáo dục của nước này phải đối mặt với những thách thức đáng kể. Tỷ lệ bỏ học vẫn còn cao và chỉ có 53% HS cấp THCS tiếp tục học bậc THPT.

Mức độ HS đến trường hàng ngày thấp, GV thường xuyên vắng mặt và môi trường đa ngôn ngữ ở trường khiến tỉ lệ HS biết chữ thấp. Kết quả là, những HS không thể hoàn thành chương trình giáo dục THPT ít có cơ hội tìm được việc làm hơn.

Ngoài ra, trẻ em khuyết tật còn phải đối mặt với những thách thức lớn hơn trong việc được học tập và nhiều em không thể học cao hơn lớp 6. Hầu hết, GV tại Ma-rốc không được đào tạo về giáo dục đặc biệt, vì thế không đủ trang bị để giảng dạy HS có nhu cầu đa dạng. Với những số liệu thống kê đó, Ma-rốc đã thực hiện một chương trình cải cách đầy tham vọng nhằm tăng khả năng tiếp cận giáo dục và cải thiện hiệu suất của hệ thống giáo dục.

Những nỗ lực và kết quả đạt được

Bộ Giáo dục Ma-rốc, cùng với sự hỗ trợ từ các tổ chức phi lợi nhuận quốc tế, đã thực hiện các nỗ lực cải cách đầy tham vọng bằng cách thiết kế các hoạt động cải thiện kỹ năng đọc của HS bậc Tiểu học. Tiêu chí cải cách giáo dục ở Ma-rốc được dựa trên thành tích của HS trong việc đọc ở lớp hệ Mầm non. Trong đó, bao gồm tăng cường năng lực của GV, cán bộ quản lý trường học, in và phân phối tài liệu giảng dạy và học tập.

Các chương trình cải cách bắt đầu với hoạt động “Thử nghiệm quy mô nhỏ” để cải thiện kỹ năng đọc của HS lớp 1 và lớp 2 tại 90 trường thí điểm. Trong vòng một năm, hoạt động Đọc để thành công trong Thử nghiệm Quy mô Nhỏ (gọi tắt là RFS-SSE) đã có tác động đáng kể đến cả GV và HS.

Dựa trên những phát hiện tích cực từ giai đoạn thử nghiệm, Bộ Giáo dục Ma-rốc mở rộng hoạt động này thành Chương trình đọc hiểu quốc gia (gọi tắt là NPR), được triển khai từ lớp 1 - 4 tại các trường công lập trên toàn quốc. Đồng thời, thúc đẩy giáo dục ngôn ngữ ký hiệu và mở rộng cơ hội giáo dục cho HS khiếm thính và có vấn đề về thính giác (DHH) thông qua công nghệ (IDCRT) để phát triển phần mềm giúp HS học đọc và cải thiện việc học tổng thể. Song song đó, Bộ Giáo dục Ma-rốc còn thực hiện một cuộc phân tích phát triển năng lực con người và thể chế chung để đánh giá nhu cầu nhân lực nhằm cải thiện kết quả đọc của HS.

12.000 HS đã được tiếp cận với phương pháp đọc mới; Đào tạo hơn 340 GV về cách tiếp cận hướng dẫn đọc và được cung cấp bộ tài liệu giảng dạy; Hoàn thành phần mềm giáo dục dành cho HS khiếm thính và phân phối cho 9 Hiệp hội của người khiếm thính trên khắp Ma-rốc;

Phát triển, thử nghiệm và triển khai chương trình về Khả năng đọc và ngôn ngữ ký hiệu tại 10 trường học dành cho HS khiếm thính; Thành lập Ban chỉ đạo và huấn luyện để dẫn dắt chương trình và vận động hành lang cho quyền của HS khiếm thính được tiếp cận giáo dục bình đẳng; Triển khai phương pháp dạy đọc dựa trên ngữ âm cho lớp 1 và lớp 2 trên toàn quốc.

Hệ thống giáo dục tại Ma-rốc đang đối mặt với nhiều thách thức.
Hệ thống giáo dục tại Ma-rốc đang đối mặt với nhiều thách thức.

Triển vọng

Bằng cách sử dụng các bài học từ cuộc khủng hoảng do Covid-19 gây ra để đẩy nhanh cải cách giáo dục, Bộ Giáo dục Ma-rốc đang xem xét các chiến lược như bảo đảm HS được học tập trực tiếp (nếu có thể). Điều quan trọng là duy trì việc mở cửa trường học và tuân theo các quy tắc giãn cách xã hội nghiêm ngặt, tạo cho HS cơ hội học tập tốt nhất và theo kịp chương trình học.

Ngăn ngừa tình trạng HS bỏ học. Để giảm thiểu nguy cơ bỏ học, các chiến dịch nâng cao nhận thức sẽ rất quan trọng, và có thể xem xét cả các biện pháp khuyến khích tài chính và phi tài chính như chuyển tiền mặt để HS theo kịp các lớp học.

Phát triển nghề nghiệp của GV. Nâng cao năng lực của GV. GV được nâng cao kỹ năng kỹ thuật số và thích ứng với kỹ thuật dạy học từ xa.

Áp dụng các cách tiếp cận mới để tăng tốc cải cách. Trong khi cuộc khủng hoảng đe dọa nền giáo dục của hàng triệu HS trên thế giới, thì nó cũng tạo cơ hội cho ngành giáo dục ở Ma-rốc tự cải cách. Các mục tiêu tốt, tập trung vào đối tượng HS có nguy cơ, có thể đẩy nhanh phổ cập giáo dục mầm non của đất nước Ma-rốc vào năm 2028. Điều này còn giúp giảm tình trạng nghèo nàn trong học tập, thông qua các phương pháp tiếp cận tiên tiến, giải pháp cụ thể.

Những tiêu chí này rất quan trọng để bảo vệ các thế hệ HS tương lai ở Ma-rốc cả trong đại dịch và sau đại dịch. Giáo dục Ma-rốc bắt buộc phải duy trì đà phát triển bằng cách tiếp tục đầu tư vào nguồn nhân lực và xây dựng một hệ thống bền vững.

Theo USaid, worldbank

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Nguyễn Thị Thanh Vân, Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ (An Lão, Hải Phòng) trong giờ dạy Khoa học tự nhiên.

Tiến triển trong dạy học môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, nhiều nhà trường khẳng định việc dạy học môn tích hợp, đặc biệt môn Khoa học tự nhiên đã có những tiến triển tích cực.
Học sinh hào hứng dưới sự chỉ dẫn của nghệ nhân.

Truyền dạy văn hoá Hrê trong trường học

GD&TĐ - Tại huyện miền núi Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) nhiều lớp dạy cồng chiêng, múa hát dân ca,… được tổ chức để truyền dạy cho thế hệ con em người Hrê.