* Trả lời:
Theo Điều 1, 2 Nghị định số: 54/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Điều kiện được tính hưởng phụ cấp thâm niên gồm: Nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên.
Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên là: Thời gian giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục; Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác được cộng dồn với thời gian quy định tại điểm a khoản này để tính hưởng phụ cấp thâm niên.
Còn tại Điểm a, b Khoản 1 Điều 7 Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục (Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT ngày 10/10/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định:
- Hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng vụ, việc;
- Không thực hiện hợp đồng lao động đối với hoạt động thỉnh giảng của cán bộ, công chức, viên chức;
- Trong hợp đồng thỉnh giảng phải có điều khoản nhà giáo thỉnh giảng cam kết đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác.
Khoản 1 Điều 9 Quy định trên có nêu: Nhà giáo thỉnh giảng được hưởng tiền công, tiền lương, quyền lợi theo thoả thuận trong hợp đồng thỉnh giảng và theo quy định của pháp luật.
Như vậy căn cứ vào các quy định nêu trên, trường hợp của bạn đang là giảng viên thỉnh giảng nên chưa thuộc đối tượng áp được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên theo Nghị định số 54/2011/NĐ-CP của Chính phủ.
Trong trường hợp nếu trong bản hợp đồng của bạn với nhà trường có sự thoả thuận rõ về chế độ tiền công, tiền lương, quyền lợi (kể cả phụ cấp thâm niên nhà giáo - nếu có) thì bạn có thể kiến nghị với nhà trường để được hưởng chế độ phụ cấp này.