Giảng viên người Mường đam mê công tác thiện nguyện

GD&TĐ - Bên cạnh công tác chuyên môn, ThS. Bùi Văn Tuyển (sinh năm 1987) còn là một con người tích cực trong công tác thiện nguyện.

Thầy Tuyển trong một lần đi hiến máu nhân đạo.
Thầy Tuyển trong một lần đi hiến máu nhân đạo.

Đam mê khoa học

Sinh ra tại mảnh đất Thanh Hóa, năm 2014, sau khi tốt nghiệp Ths. tại Trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền, thầy Bùi Văn Tuyển (người dân tộc Mường) vào nhận công tác tại Phân viện Miền Nam, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam. Trên cương vị là một giảng viên, đồng thời cũng là Phó Trưởng Phòng Đào tạo và Quản lý khoa học, Chủ Tịch Công Đoàn phân viện miền Nam, người giảng viên này luôn chủ động học hỏi nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư phạm, không ngừng trau dồi kiến thức.

Thầy Tuyển tâm sự: “Bản thân vốn yêu và đam mê giảng dạy, từ nhỏ đã ước mơ làm một thầy giáo dạy Ngữ văn. Rồi bản thân đã thực hiện được ước mơ ấy được thực hiện hóa là giảng viên ở một ngôi trường với bề dày truyền thống đào tạo đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội, Đội và tầng lớp trẻ vừa Hồng vừa Chuyên cho đất nước “Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Phân viện miền Nam”.

Thầy Tuyển luôn được sinh viên tin yêu, quý mến.

Thầy Tuyển luôn được sinh viên tin yêu, quý mến.

Trong quá trình công tác, điều thầy Tuyển luôn trăn trở là làm sao giúp sinh viên dễ tiếp cận kiến thức, chủ động tiếp thu bài và đạt kết quả cao. Để giảng dạy các môn lý luận chính trị không gây nhàm chán thầy Tuyển thầy đã nghiên cứu, tìm phương pháp và liên hệ với các kiến thức thực tiễn tổ chức dạy học phù hợp với tâm lý sinh viên. Từ đó đã góp phần giúp sinh viên nâng cao kỹ năng như tăng cường học tập theo nhóm, phát huy năng lực tự chủ của sinh viên.

Đặc biệt, ngoài công tác chuyên môn, thầy Tuyển cũng là một giảng viên đam mê với các hoạt động nghiên cứu khoa học. Cụ thể từ năm 2014 đến nay, người giảng viên này đã viết trên 30 bài báo khoa học có chỉ số được xuất bản. Đồng thời có gần 40 bài viết được đăng trên các kỷ yếu khoa học và các hội thảo có chỉ số xuất bản. Bên cạnh đó thầy còn là Chủ biên và đồng Chủ biên 5 cuốn sách tài liệu tham khảo, chủ nhiệm và thành viên của 5 đề tài khoa học cấp trường, hướng dẫn 3 đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên và hướng dẫn sinh viên thực hiện khóa luận tốt nghiệp đại học.

Gần đây nhất thầy Tuyển chủ biên cuốn sách “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc S'tiêng trong giai đoạn hiện nay”. Chia sẻ về việc xuất bản cuốn sách này Thầy Tuyển cho biết: “Bản thân quyết định bắt tay vào viết cuốn sách là vì yêu văn hóa, bản sắc con người Stiêng. Ngoài ra cuốn sách cũng nhằm tri ân anh rể (dân tộc Stiêng) người mà đã giúp đỡ rất nhiều trong quá trình học đại học và sau đại học”.

21 lần hiến máu cứu người

Từ thời khi còn là sinh viên và khi đã trở thành một giảng viên, với suy nghĩ “sống là phải cho đi”, thầy Tuyển đã tình nguyện hiến những giọt máu của mình để hỗ trợ cứu bệnh nhân. Việc làm này trở thành thói quen khi hầu như năm nào thầy cũng có 1-2 đi hiến máu.

Chia sẻ về lần đầu hiến máu tình nguyện, thầy Tuyển cho biết, lúc đầu bản thân cũng hơi sợ, nhưng thấy nhiều bạn cùng lớp đi hiến máu nên thầy cũng quyết tâm hiến theo. Gần 15 năm qua, thầy Tuyển đã có 21 lần hiến máu cứu người.

“Bản thân thầy không đặt ra mục tiêu một năm phải hiến máu bao nhiêu lần mà phụ thuộc vào sức khỏe, thời gian và công việc. Hiến máu số lượng nhiều nên hầu như mỗi lần hiến xong tôi đều phải dành thời gian nghỉ ngơi, ăn uống điều độ để đảm bảo sức khoẻ. Với tôi hiểu rất rõ, mỗi giọt máu cho đi là cơ hội cho một cuộc đời ở lại. Dù ít hay nhiều, chỉ cần được góp sức giúp đỡ mọi người, trong lòng tôi cảm thấy rất hạnh phúc”, thầy Tuyển chia sẻ.

Cùng với hoạt hành động hiến máu nhân đạo cứu người, thầy Tuyển cũng là một người tích cực trong công tác thiện nguyện. Được biết, thời còn là sinh viên Trường học viện Báo chí và Tuyên truyền, thầy Tuyển nhiều lần cùng các sinh viên khác tham gia làm thiện nguyện. Tuy nhiên thời điểm này, thầy chỉ làm các hoạt động vì cộng đồng như đến các vùng quê nghèo ở Thanh Hóa dạy học, dọn dẹp, vệ sinh môi trường.

Thầy Tuyển trong một lần tham gia công tác thiện nguyện tại tỉnh Bình Phước.

Thầy Tuyển trong một lần tham gia công tác thiện nguyện tại tỉnh Bình Phước.

Sau khi ra trường, dạy học một thời gian, được đi đây đi đó, gặp gỡ nhiều mới thấu hiểu sự khó khăn của nhiều gia đình. Vì vậy thầy Tuyển đã bắt đầu kết nối các hội, nhóm từ thiện để đến các địa phương nghèo ở miền Nam tặng quà cho các em học sinh và người dân nghèo.

Thầy Tuyển cho biết: “Từ năm 2017 đến nay thầy Tuyển đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức từ thiện tặng hàng trăm suất quà quà cho học sinh và người nghèo tại các địa phương như: Bình Phước, Ninh Thuận với tổng trị giá gần 250 triệu đồng. Đồng thời vận động các tổ chức, cá nhân xét và trao 32 suất học bổng (mỗi suất trị giá 1 triệu đồng) cho sinh viên Phân viện miền Nam có hoàn cảnh khó khăn”.

Nhắc đến người đồng nghiệp, cô Nguyễn Thị Quỳnh Giang, Phó Bí Thư đoàn Phân viện miền Nam chia sẻ: “Thầy Tuyển luôn luôn thể hiện tinh thần ham học hỏi, chủ động nghiên cứu, tìm tòi bổ sung kiến thức, kỹ năng cho bản thân. Ngoài giảng viên được sinh viên tin yêu, thầy còn tích cực và đi đầu trong các hoạt động, phong trào, các hoạt động vì cộng đồng. Thầy thực sự là một người truyền cảm hứng cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên phấn đấu học tập, noi theo”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Việc tham gia các giải chạy hoặc tập các môn thể thao cần phải phù hợp với sức khỏe, độ tuổi và tính chất công việc. Ảnh: H.Y

Hiểm họa từ tập thể dục quá sức

GD&TĐ - Hoạt động thể dục có rất nhiều lợi ích, nhưng nếu tập quá sức có thể khiến cơ thể đối mặt với nhiều tác hại nguy hiểm, thậm chí tử vong.