Giảng viên đổi mới để thích ứng với Cách mạng 4.0

GD&TĐ - Để thực hiện mục tiêu “Chuyển mạnh quá trình GD từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”, các trường đại học cần phải đổi mới thực sự nhanh chóng, trước hết là đổi mới hoạt động quản lí của nhà trường và đội ngũ giảng viên.

Đội ngũ giáo viên không thể đứng ngoài cuộc trong thời đại 4.0. Ảnh: Quý Trung
Đội ngũ giáo viên không thể đứng ngoài cuộc trong thời đại 4.0. Ảnh: Quý Trung

Giúp SV học tập suốt đời

Trước tác động của Cách mạng 4.0, các trường ĐH cần chuyển mô hình từ đào tạo truyền thụ kiến thức sang hình thành phẩm chất và phát triển năng lực người học; từ đào tạo chủ yếu theo số lượng sang nâng cao cả số lượng, chất lượng và hiệu quả. Từ chỉ chú trọng truyền đạt kiến thức sang kết hợp 3 mục tiêu: Kiến thức, kĩ năng và thái độ để phát huy tốt nhất tiềm năng cá nhân.

Đối với SV, cần chuyển từ học thuộc, nhớ nhiều sang hình thành năng lực vận dụng, thích nghi, giải quyết vấn đề, xử lí tình huống, rèn luyện tư duy. Không chỉ học trong giáo trình, sách vở mà phải học qua thực hành, thực tế KTXH, qua trò chơi, liên hệ tương tác, qua dự án và phải xác định học là công việc thường xuyên, liên tục và học cả đời.

Theo PGS.TS Lưu Văn An - Phó Giám đốc Học viện Báo chí và tuyên truyền, chương trình đào tạo của các trường ĐH hiện nay cần xác định cụ thể các chuẩn đầu ra, phẩm chất chung và năng lực chuyên môn; phải nhanh chóng đổi mới từ khâu tuyển sinh đến khâu đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục, nhất là đánh giá SV tốt nghiệp.

Mục tiêu đào tạo phải hướng tới SV ra trường có năng lực tư duy và sáng tạo, đổi mới, có kĩ năng phân tích và tổng hợp thông tin, có khả năng làm việc độc lập và ra quyết định dựa trên cơ sở phân tích các dữ liệu. Trường đại học phải là nơi dẫn dắt tư duy và tạo động lực cho SV khởi nghiệp, kết nối với thị trường và doanh nghiệp.

Như vậy, hệ thống giáo dục đại học phải tập trung vào phát triển phẩm chất và năng lực của người học thông qua việc định hướng các con đường phù hợp nhất cho các nhóm SV khác nhau để giúp họ phát huy được tiềm năng của mình.

Ông An nêu quan điểm: Thương hiệu của trường ĐH không chỉ được đánh giá thông qua tỉ lệ SV tốt nghiệp, có việc làm, nhất là đúng ngành, vị trí trên bảng xếp hạng quốc gia, quốc tế mà còn là sự phát triển bền vững của SV, khả năng thích ứng môi trường làm việc mới, năng lực đổi mới và sáng tạo trong quá trình hoạt động chuyên môn.

Để đáp ứng yêu cầu đó, các trường ĐH cần có nhiều chương trình đào tạo và bồi dưỡng dành cho các đối tượng khác nhau, nhất là cựu SV, giúp họ cập nhật tri thức mới để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện mình. Nghĩa là các trường phải là nơi hỗ trợ SV học tập suốt đời, thường xuyên đổi mới.

Cụ thể, các trường cần thường xuyên rà soát, đổi mới chương trình đào tạo, gắn lí thuyết với thực tiễn, phải đa dạng hóa các chương trình, phục vụ mọi nhu cầu học tập của SV. Đẩy mạnh học ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, tăng cường ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học và quản trị nhà trường. Phải xây dựng các trường đại học thành các trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.

“Hiện nay, số lượng SV Việt Nam ra nước ngoài học tập ngày càng tăng, đặt ra những thách thức lớn đối với các trường đại học trong nước. Vì vậy các trường phải xây dựng chiến lược phát triển thích ứng với thời kì mới, mạnh dạn đổi mới công tác đào tạo, từ đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy đến xây dựng đội ngũ giảng viên”. PGS TS Lưu Văn An

“Hiện nay, số lượng SV Việt Nam ra nước ngoài học tập ngày càng tăng, đặt ra những thách thức lớn đối với các trường đại học trong nước. Vì vậy các trường phải xây dựng chiến lược phát triển thích ứng với thời kì mới, mạnh dạn đổi mới công tác đào tạo, từ đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy đến xây dựng đội ngũ giảng viên”.

PGS TS Lưu Văn An

Giảng viên là người tạo môi trường học tập cho SV

Theo phương pháp GD truyền thống, người thầy truyền tải tri thức, thông tin cho SV. Hiện nay các trang mạng đang dần thay thế vai trò đó, cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, tiện lợi và miễn phí. SV không còn bị giới hạn trong bốn bức tường phòng học mà có điều kiện học mọi lúc, mọi nơi, mở rộng ra phạm vi toàn cầu.

PGS.TS Lưu Văn An phân tích: Vấn đề đặt ra là khi công nghệ hỗ trợ tối đa mục tiêu kiến thức và kĩ năng, nhưng không thể thay thế người thầy để truyền tải, truyền cảm hứng cho SV về thái độ sống và làm việc, thích ứng với mọi thay đổi, về tính hợp tác và năng lực sáng tạo.

Hiện nay, năng lực và thái độ có vai trò quyết định trong mục tiêu đào tạo của các nhà trường. Kiến thức không chỉ được tiếp nhận thông qua giáo trình, tài liệu tham khảo trên lớp mà được bổ sung, đổi mới và nhân lên từng giờ từng phút. SV có thể dễ dàng học tập nhưng ngoài học tập, họ phải qua đối thoại, làm việc nhóm, phản biện vấn đề. Người thầy sẽ kích thích năng lực tư duy, niềm đam mê nghiên cứu và khám phá cái mới trong SV.

Các hình thức học online, trực tuyến đòi hỏi người thầy không phải truyền thụ kiến thức nữa mà là người hướng dẫn, điều phối, tạo ra môi trường học tập cho SV. Không phải giảng bài tập trung mà giúp SV định hướng việc học. Giảng viên không chỉ là người giỏi về chuyên môn mà còn là người có bản lĩnh, thường xuyên nâng cao năng lực thích ứng với hoàn cảnh mới, nhất là kịp thời đổi mới phương pháp dạy học, tối đa hóa ứng dụng CNTT, áp dụng phương tiện trực quan vào quá trình dạy học.

Vì vậy, vai trò của giảng viên phải thay đổi mạnh mẽ. Để đáp ứng yêu cầu Cách mạng 4.0, đội ngũ giảng viên cần được bồi dưỡng, nâng cao trình độ năng lực bằng những biện pháp như sử dụng công nghệ phục vụ dạy học, ứng dụng các hình thức tiên tiến, mô hình trực tuyến vào công tác bồi dưỡng GV, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng theo hướng nghiên cứu và nâng cao trình độ ngoại ngữ.

Như vậy, trường đại học trong thời đại Cách mạng 4.0 không chỉ là nơi đào tạo, nghiên cứu khoa học, mà còn là trung tâm đổi mới sáng tạo, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong SV, nâng cao năng suất lao động nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.

Cần đổi mới công tác quản trị nhà trường theo những tiêu chí mới: Khoa học và hiện đại. Có như vậy, các trường đại học mới có thể theo kịp các trường tiên tiến trên thế giới và khu vực, đáp ứng được những yêu cầu của thời đại Cách mạng 4.0.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.