Giảng dạy ngoại ngữ, bản ngữ và quốc tế học trong thời kỳ hội nhập

GD&TĐ - Ngày 1 - 2/10, Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng khai mạc hội thảo Quốc gia năm 2021 với chủ đề “Nghiên cứu và Giảng dạy Ngoại ngữ, Bản ngữ và Quốc tế học trong thời kỳ hội nhập” theo hình thức trực tuyến.

Khai mạc hội thảo quốc gia 2021 với chủ đề “Nghiên cứu và Giảng dạy Ngoại ngữ, Bản ngữ và Quốc tế học trong thời kỳ hội nhập”.
Khai mạc hội thảo quốc gia 2021 với chủ đề “Nghiên cứu và Giảng dạy Ngoại ngữ, Bản ngữ và Quốc tế học trong thời kỳ hội nhập”.

Hội thảo được chia thành 12 tiểu ban báo cáo song song, theo hai hình thức: tác giả báo cáo trực tuyến, hoặc ghi hình bài thuyết trình và trình chiếu tại các tiểu ban trên nền tảng ứng dụng trực tuyến Zoom Meeting.

Ngoài đại diện lãnh đạo đến từ ĐH Đà Nẵng và các trường đại học ngoại ngữ trên cả nước như Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Huế, Trường ĐH Phạm Văn Đồng, còn có sự tham gia của 150 giảng viên, nghiên cứu sinh, các nhà quản lý giáo dục từ 25 trường và cơ sở đào tạo.

Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tuyến, thu hút sự tham gia của 150 giảng viên, nghiên cứu sinh, nhà quản lý giáo dục từ 25 trường và cơ sở đào tạo.
Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tuyến, thu hút sự tham gia của 150 giảng viên, nghiên cứu sinh, nhà quản lý giáo dục từ 25 trường và cơ sở đào tạo.

Ban tổ chức nhận được 130 bài báo cáo từ 190 báo cáo viên tập trung vào các vấn đề chính về nghiên cứu và ngôn ngữ như Giảng dạy ngoại ngữ; Giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ; Các vấn đề về nghiên cứu và giảng dạy biên phiên dịch; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên ngoại ngữ; Kiểm tra đánh giá trong dạy học ngoại ngữ; Công nghệ và chuyển đổi số trong dạy học ngoại ngữ; Quốc tế học; Khu vực học; Các vấn đề về văn hóa và liên văn hóa và các chủ đề liên quan khác...

PGS.TS Trần Hữu Phúc – Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng, Trưởng ban tổ chức hội thảo cho biết: “Hội thảo là diễn đàn để các giảng viên và nhà nghiên cứu trao đổi thông tin khoa học, cập nhật và báo cáo kết quả nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt, Ngoại ngữ và Quốc tế học trong thời kỳ hội nhập. Hội thảo cũng là nơi tạo cơ hội giao lưu học thuật để thành lập các nhóm nghiên cứu liên ngành giữa nhà nghiên cứu, khoa chuyên môn,  trường đại học và viện nghiên cứu”.

Có 3 báo cáo quan trọng được trình bày tại các phiên toàn thể gồm: 1. Extensive reading in Southeast Asia, do GS.TS John Maclister, Trường ĐH Victoria Wellington trình bày; Một số vấn đề trong trang bị kiến thức cho sinh viên các ngành nghiên cứu quốc tế, do GS.TS Hoàng Khắc Nam, Trường ĐH KHXHNV – ĐH Quốc gia Hà Nội trình bày và Covid-19 định hình lại việc giảng dạy và học tập tại Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng do PGS.TS Nguyễn Ngọc Chinh, Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng trình bày.

Trong những năm gần đây, Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng đã tăng cường liên kết, hợp tác với nhiều trường đại học trong và ngoài nước qua các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu. Nhà trường trở thành địa điểm đáng tin cậy, nơi tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo quốc gia và quốc tế. Trường đặc biệt hướng tới các hoạt động hợp tác, trao đổi học liệu, tài liệu giảng dạy; trao đổi giảng viên, đặc biệt chào đón  chuyên gia tình nguyện và giảng viên bản ngữ đến giảng dạy và tham gia các dự án nghiên cứu; chủ trì, hợp tác tổ chức các hội thảo và hội nghị về phương pháp giảng dạy ngôn ngữ cũng như nghiên cứu văn hóa quốc tế và khu vực...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.