Gian nan gieo chữ ở Kông Chro

Gian nan gieo chữ ở Kông Chro

Học trò yêu chữ…

Buổi chào cờ đầu tuần hiếm có khi mà hôm nay các em học sinh người đồng bào bahnar ở các làng bản xung quanh hai xã Đăk Sông, Đăk Plin đều có mặt đầy đủ. Trường Tiểu học Cao Bá Quát, xã Đăk Sông cũng rộn rã tiếng nói cười của các em học sinh cấp II từ các làng Mèo, làng Krăk, sau khi các em vượt đoạn đường rừng hơn chục km để đến đây. Hỏi thầy giáo mới biết, do tuần này trời không mưa nên các em nhỏ ở đây đến trường đều rất thuận lợi.

sau trận mưa đêm 26/ 08 sách vở của Thường bị ướt em phải bày ra khắp ngôi nhà sàn để phơi.
sau trận mưa rừng sách vở của Thường bị ướt, em phải bày ra khắp ngôi nhà sàn để phơi.

Gia cảnh của hầu hết các em đều nghèo khó, mọi thứ phục vụ cho việc học tập đều phải tự túc, cha mẹ chỉ chu cấp một phần. Ngoài sách vở, trong chiếc gùi đựng bao nhiêu thứ như: gạo, mắm, muối cùng các vật dụng thiết yếu để sinh hoạt… Đây là những học sinh tham gia các lớp “ghép” tại trường Tiểu học Cao Bá Quát.

Và cũng vì muốn theo đuổi lấy cái chữ, muốn học cách trồng lúa nước, trồng nấm, trồng hồ tiêu, cà phê nhiều trái…nên hàng trăm học sinh dân tộc Bahnar đã không quản ngại vất vả, ngày đêm gắn với các lớp “ghép” bán trú.

Chúng tôi bắt gặp Đinh Thường (học sinh lớp 3 - Trường Tiểu học Cao Bá Quát ) đang gùi nặng băng suối, em cười khoe: “ Ở đây đi học phải lội suối, vượt lũ là chuyện bình thường, bọn em quen mà! Từ ngày đi học chưa có hôm nào em không học bài và làm bài tập ở nhà trước khi lên lớp. Lên lớp không thuộc bài thầy cô phạt và các bạn cười xấu hổ lắm! Thường cũng như tất cả các bạn nhỏ ở đây xem việc vượt sông đến lớp là chuyện thường ngày…

Toàn xã Đăk Sông đã có trên 450 học sinh các cấp học. Riêng Trường Tiểu học Cao Bá Quát có hơn 300 học sinh. Có gần 50 em học sinh dân tộc bahnar đã tốt nghiệp cấp I và có nhu cầu học lên cao hơn. Để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng học tập của các em, Trường Tiểu học Cao Bá Quát được phép mở thêm 3 lớp học cấp II (lớp 6, 7 và 9) và đón giáo viên từ huyện lên giảng dạy tại trường.

Mùa mưa “chợ chạy” tìm người!

Sau hơn hai giờ, đánh vật với con đường lầy lội, trơn trượt, chúng tôi mới đến được làng Mèo. Gần một tuần nay mưa, cô giáo Tuyết, Diễm, thầy giáo Tịch mừng dỡ vì thấy đồ đoàn chúng tôi nhiều tưởng là người dưới huyện chở thực phẩm lên bán.

Thầy cô cho biết gần một tuần nay trời mưa, đường sá đi lại khó khăn, chúng tôi không thể đi chợ được. Ở nhà ngồi chông người dưới huyện chở thực phẩm thiết yếu lên bán, mắm, muối, cá khô, bột ngọt… trên này đều hết sạch trơn. Mấy anh chị em chúng tôi ở nhà “tận hưởng” các món ăn đặc trưng của vùng rừng núi nơi đây như: “măng đắng”, “cà đắng”, “dế kho mặn”… Thầy giáo Tịch tâm sự: “Chúng tôi đã đợi và nhớ những người bán hàng rong như nhớ cha mẹ, người yêu ấy! Cả tuần trời ăn mấy món này chán ngấy rồi!

Mùa mưa đến ở Đăk Sông, Đăk Plin, các thầy, các cô giáo nơi đây lại mòn mỏi chông đợi những chiếc xe máy chở những thực phẩm thiết yếu hàng ngày như: muối, cá, bột ngọt về bán tận bản làng. Các thầy cô giáo nơi đây thường đùa vui rằng: “những người chở bán hàng rong này là những nhà thuộc tổ chức nhận đạo”! Nhờ vào những “những nhà nhận đạo” cao cả mà cuộc sống của những người giáo viên bám bản, bám làng mới được phần nào cải thiện.

Sân trường trở thành nơi phơi sách sau mỗi trận mưa.
Sân trường trở thành nơi phơi sách sau mỗi trận mưa.

Thời tiết sáng nắng, chiều mưa ở nơi đây đã làm cho cuộc sống của thầy cô giáo cắm bản lại trăm nỗi khó khăn. Không những vậy việc đi lại họcc tập cảu các em học sinh vùng cao này cũng trở nên khó khăn gấp bội. ở đây nắng mưa thất thường, chỉ sau một cơn mưa nhỏ chưa đầy 30 phút, con đường đất, đá ghồ ghề dài gần 40 km từ thị trấn Kông Chro đến Đăk Sông bỗng trở nên xa vời vợi, ngăn cách bởi những ghềnh đá lởm chởm, ngập chìm trong dòng nước chảy xiết. Tuy mới chỉ là cơn mưa nhỏ nhưng cũng làm cho thầy cô giáo nơi đây mong có lấy một bữa cơm rau muối đạm bạc đã thấy rất khó khăn. Hành trình “gieo chữ” ở vùng sâu, vùng xa huyện Kông Chro một phần cũng vì mưa đã làm nhiều giáo viên về đây công tác giảng dạy đang dần lãng quên tuổi xuân của mình.

Thầy giáo Trần Xuân Quang - Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Cao Bá Quát tâm sự: “ Thiệt thòi nhất là các thầy cô giáo phụ trách giảng dạy ở những bản làng xa như H’ôn, K’Te, làng Mèo, Krăk…Những giáo viên như chúng tôi tại Đăk Sông, Đăk Plin lúc nào cũng day dứt nỗi nhớ nhà. Những thầy cô giáo vào đây từ những năm trước, thì hầu như đã chấp nhận hy sinh tuổi trẻ của mình tại các bản làng để mang lại cho con em cái chữ”.

Tuy chỉ sống với các thầy cô giáo nơi đây 2 ngày một đêm, nhưng những gì đã diễn ra và tận mắt chứng kiến, làm cho chúng tôi không thể không khâm phục đức hy sinh cao cả của  thầy cô giáo và học trò nơi đây…

Mai Hiên

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mở trái tim yêu

GD&TĐ - Hạnh phúc của người đàn bà chính là có người đàn ông để nương tựa, nhưng Hiền thấy, đàn ông chỉ đem đến sự khổ đau...