Giải quyết vấn đề “cà phê nhân dân”

GD&TĐ - Sáng 6/11, trong phiên chất vấn tại hội trường Quốc hội, ĐBQH Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum) nêu vấn đề, vùng Tây Nguyên có cây cà phê, cao su được người dân trồng theo phong trào “cà phê nhân dân”, giá cả bấp bênh. Đại biểu chất vấn quan điểm của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về vấn đề này.

ĐBQH Tô Văn Tám chất vấn tại hội trường Quốc hội sáng 6/11 - Ảnh: Quang Khánh
ĐBQH Tô Văn Tám chất vấn tại hội trường Quốc hội sáng 6/11 - Ảnh: Quang Khánh

Trả lời chất vấn của ĐBQH, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, những vấn đề đại biểu nêu về "cà phê nhân dân" cần được giải quyết bằng nhóm giải pháp căn cơ và dài hạn. Hiện, diện tích cà phê của nước ta lên đến 680.000 ha, với sản lượng rất cao. Trong khi đó, cà phê thế giới đang khủng hoảng vì cung vượt cầu.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, cần rà soát theo các nhóm giải pháp lớn, trong đó diện tích già cỗi, canh tác kém, năng suất thấp thì kiên quyết cải tạo, thay thế. Thời gian vừa qua, các tỉnh đã làm rất tốt, xác định trên 120.000 ha già cỗi, canh tác kém để thay thế, chuyển sang cây trồng mới.

Nhóm giải pháp thứ hai là tập trung chế biến, vì lượng nông sản được chế biến chiếm 12% tổng sản lượng nông sản nhưng đem lại 20% giá trị. Đầu tư chế biến sẽ tạo chuỗi giá trị sản xuất khép kín, có chế biến mới rải vụn sản phẩm, không có tình trạng tập trung chào bán trong một thời điểm, giúp nâng cao giá trị.

Để thực hiện mục tiêu phát triển chế biến sâu, Bộ trưởng Cường cho hay, trong lễ hội cà phê năm nay sẽ có chương trình giới thiệu tiềm năng để thu hút doanh nghiệp chung tay đầu tư.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: INT.

Tản văn: Trâu và Tre

GD&TĐ - Đồng lúa tựa như một tấm thảm xanh, ngả dần về màu vàng xuộm, óng ánh dưới nắng mặt trời.