Giải Oscar: Giấc mơ của phim Việt

GD&TĐ - Bộ VH-TT&DL vừa quyết định đưa bộ phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của đạo diễn Victor Vũ chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, tham dự vòng sơ tuyển hạng mục “Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất” của giải Oscar 2017. 

Giải Oscar: Giấc mơ của phim Việt

Thông tin này đang nhen nhóm niềm hy vọng phim Việt, mở ra nhiều sự kỳ vọng cho nền điện ảnh nước nhà.

Thành công của phim Việt

Sau nhiều năm gián đoạn kể từ năm 1993, đến năm 2007, Việt Nam mới tiếp tục chọn phim gửi đi dự tuyển Oscar với các phim: Chuyện của Pao (2007), Áo lụa Hà Đông (2008), Đừng đốt (2010), Khát vọng Thăng Long (2012), Mùi cỏ cháy (2013), Trúng số (2015) và năm nay là Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh.

Nhiều năm trở lại đây, không ít phim Việt đã tạo được dấu ấn mạnh mẽ tại các liên hoan phim (LHP) quốc tế lớn, uy tín trên thế giới và qua đó mở ra nhiều sự kỳ vọng cho nền điện ảnh nước nhà..

Vừa qua, từ ngày 15 - 25/9, bộ phim Quyên, Scandal, Những cô gái chân dài, Chơi vơi, Đập cánh giữa không trung, Lê Bá Đảng từ Bích La đến Paris, Dịu dàng, Ngày nảy ngày nay tham dự LHP Fukuoka - Nhật Bản. Ngoài ra, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh cũng được mời tham dự LHP London lần thứ 60 tại Anh từ ngày 5 - 16/10.

Tiếp đó, từ ngày 29/9 đến ngày 6/10 tại thành phố Melbourne (Australia), 9 bộ phim điện ảnh có doanh thu cao tại Việt Nam vào đầu năm 2016 sẽ tham dự Liên hoan Điện ảnh Việt Nam 2016, đó là: Taxi, em tên gì?, Yêu là phải xài chiêu, Lật mặt 2, Trót yêu, Điệp vụ chân dài, Cầu vồng không sắc, Ám ảnh, Vòng eo 56, Gái già lắm chiêu. Thành công của những bộ phim kể trên mang đến sự kỳ vọng cho người làm nghề lẫn công chúng về một ngày không xa điện ảnh nước nhà sẽ làm nên chuyện tại Giải thưởng Oscar danh giá.

Cơ hội vươn ra thế giới

Trước đây, phim Việt Nam bị tụt hậu so với thế giới về mặt công nghệ. Thế nhưng trong thời gian gần đây, các nhà làm phim ngày càng tiến bộ với việc học hỏi từ nước ngoài, nên rào cản về mặt kỹ thuật đã dần bị thu hẹp. Điều chúng ta còn thiếu là chiều sâu của tác phẩm, hay nói cách khác là đề tài của những phim Việt Nam còn quá “an toàn”.

Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là một trong những tác phẩm điện ảnh đạt doanh thu cao nhất từ trước đến nay tại Việt Nam, 78 tỷ đồng sau 1 tháng công chiếu. Ngay sau khi ra mắt, tác phẩm giành được rất nhiều lời khen ngợi từ khán giả. Phim liên tục rơi vào tình trạng “cháy vé”, khiến các đơn vị phát hành phải tăng suất chiếu tại các rạp.

Đáng nói đây là bộ phim làm theo đơn đặt hàng từ Cục Điện ảnh Việt Nam. Một tiền lệ chưa bao giờ xảy ra với những phim đặt hàng khác khi ra rạp, hầu hết chúng làm ra chỉ để “cất kho”, hoặc dùng chiếu trong những dịp tuyên truyền ngày lễ lớn hàng năm. Chưa từng có bộ phim làm theo đơn đặt hàng nào lại có thể gây sốt phòng vé như Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh. Những tín hiệu lạc quan như vậy cho thấy sự quan tâm của khán giả dành cho phim Việt đang thắp lên niềm tin cho các nhà làm phim.

Theo nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã - người từng nhiều lần ngồi trong Hội đồng Quốc gia tuyển chọn phim Việt tham dự Oscar cho biết mục tiêu mong muốn của nước ta khi đưa phim đi dự cũng nhằm để cọ xát, biết mình đang ở mức độ nào. Không kỳ vọng nhiều về giải thưởng nhưng là cơ hội mở rộng hơn tầm nhìn cả về giải pháp nghệ thuật cũng như nội dung để cho bộ phim ít nhất sánh cùng với khu vực.

Thiết nghĩ, Oscar cho điện ảnh Việt trong thời điểm này vẫn là giấc mơ xa vời, nhưng không phải là không thể vươn tới. Biết đâu trong tương lai phim Việt sẽ bay cao, bay xa bước ra vũ đài thế giới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.