Giải Nobel y sinh 2022 tôn vinh phát hiện về quá trình tiến hóa của loài người

GD&TĐ - Ngày 3/10, giải Nobel y sinh 2022 được công bố thuộc về nhà khoa học Thụy Điển Svante Pääbo.

Nhà khoa học Thụy Điển Svante Pääbo
Nhà khoa học Thụy Điển Svante Pääbo

Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska ở thủ đô Stockholm (Thụy Điển) công bố giải Nobel y sinh đã được trao cho ông Svante Pääbo vì những khám phá của ông trong lĩnh vực bộ gen của loài vượn người đã tuyệt chủng và sự tiến hóa của loài người.

Vượn người là một họ động vật linh trưởng bao gồm con người và vượn lớn.

Đại diện của Ủy ban Nobel nói rằng ông Pääbo đã thực hiện một “phát hiện mang tính bước ngoặt” về loài người đã tuyệt chủng - người Denisovan, dựa trên các vật liệu di truyền mà ông nhận được từ một xương ngón tay.

Phát hiện của ông được đánh giá là góp phần làm thay đổi lĩnh vực nghiên cứu về nguồn gốc loài người sau khi phát hiện các cách mới cho phép kiểm tra chuỗi ADN từ những mẫu vật khảo cổ.

Những phát hiện của ông còn cung cấp nền tảng cơ bản để khám phá những yếu tố giúp loài người trở nên khác biệt như ngày nay.

Nhà khoa học Svante Pääbo trong những năm gần đây đã nhiều lần lọt vào danh sách những ứng cử viên có khả năng cao nhất cho giải Nobel.

Giải Nobel Y sinh 2021 thuộc về đại diện của Hoa Kỳ là 2 nhà khoa học David Julius và Ardem Pataputian. Họ đã khám phá ra các phân tử thụ thể kích hoạt các phản ứng sinh hóa chịu trách nhiệm về cảm giác nóng, lạnh và xúc giác.

Theo IZ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Trịnh Thị Huyền trình bày biện pháp giáo dục hiện đại trước Ban giám khảo trong Cuộc thi Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố.

Gen AI - trợ thủ đắc lực trong dạy học Ngữ văn

GD&TĐ - Đưa trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Gen AI) vào giảng dạy như công cụ hỗ trợ hiệu quả, cô Trịnh Thị Huyền - giáo viên Trường THPT Hữu Nghị (Lê Chân, Hải Phòng) tiên phong đổi mới phương pháp, hiện đại hóa việc dạy học môn Ngữ văn.

Bức ảnh bà Hiền (hàng đầu thứ 4 từ trái sang) và đoàn công tác chụp chung với Bác Hồ năm 1966.

Một giờ gặp Bác, trọn đời khắc ghi

GD&TĐ - Được gặp Bác chỉ vỏn vẹn một giờ, nhưng với bà Lê Thị Hiền (TP Hà Tĩnh), đó là ký ức không bao giờ phai. Không chỉ vì đó là vinh dự lớn lao, mà bởi từ cuộc gặp ấy, một ngọn lửa trong bà được thắp lên, để rồi suốt cuộc đời bà sống theo ánh sáng ấy.

Nhà giáo Vũ Ngọc Khôi tại một hội thảo khoa học. Ảnh: NVCC.

Thực nghĩa một chữ 'thầy'

GD&TĐ - Có thể nói, thứ còn lại của Vũ Ngọc Khôi không phải là cái chức to hay danh hiệu lớn mà là cốt cách và tác phẩm, không riêng học trò mà nhiều người gọi anh là THẦY với thực nghĩa của từ này.