Giải mã nghịch lý ngành Công nghệ: Đại bàng gõ cửa nhưng Nhân lực khép cửa

GD&TĐ - Ngày 1/11 tại Hà Nội diễn ra Hội thảo Giải mã nghịch lý ngành Công nghệ: Đại bàng gõ cửa nhưng Nhân lực khép cửa.

Giải mã nghịch lý ngành Công nghệ: Đại bàng gõ cửa nhưng Nhân lực khép cửa.
Giải mã nghịch lý ngành Công nghệ: Đại bàng gõ cửa nhưng Nhân lực khép cửa.

Hội thảo Giải mã nghịch lý ngành Công nghệ: Đại bàng gõ cửa nhưng Nhân lực khép cửa, do Hệ thống đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech tổ chức tại Trường Phổ thông liên cấp Đa Trí Tuệ. Các diễn giả là ông Tô Hồng Nam – Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD&ĐT; bà Nguyễn Thu Giang - Tổng thư ký Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA); ông Ngô Thanh Hiền – Giám đốc Công nghệ IBM Việt Nam; ông Kallol Mukherjee - Phó Chủ tịch Tập đoàn Aptech Ấn Độ.

Các diễn giả cho biết, trong những năm gần đây, Việt Nam đã thu hút sự quan tâm từ các tập đoàn công nghệ lớn như Apple, NVIDIA, Intel... Tuy nhiên, các cơ hội hợp tác vẫn chưa được hiện thực hóa, các tập đoàn này phải tìm kiếm hướng đầu tư vào các thị trường khác do Việt Nam chưa đáp ứng được nguồn nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) chất lượng cao cả về lượng và về chất.

Thiếu hụt nhân lực CNTT chất lượng cao không phải là câu chuyện mới, dù đã được nhắc tới hàng chục năm qua nhưng vẫn chưa có giải pháp thấu đáo. Các nỗ lực giải quyết từ trước đến nay chỉ tập trung vào đổi mới công nghệ và phương pháp đào tạo, trong khi bỏ qua yếu tố then chốt đã được chứng minh hiệu quả tại nhiều quốc gia phát triển - đó là việc phân bổ hợp lý nội dung đào tạo giữa các cấp học.

aptech1.jpg
Ông Tô Hồng Nam – Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD&ĐT phát biểu tại Hội thảo.

Các phân tích đánh giá cũng đưa ra thống kê cho thấy có tới 65% cử nhân IT tốt nghiệp không đáp ứng được yêu cầu doanh nghiệp (theo TopDev). Trên thực tế, trong 4 năm đại học, sinh viên chỉ có thời gian rất ngắn thực sự học các công nghệ lập trình thực tế để đi làm, phần lớn thời gian còn lại chia cho các môn đại cương, cơ sở, thực tập và làm đề án.

Nhiều chuyên gia đồng quan điểm cho rằng việc đặt kỳ vọng sinh viên Việt Nam có thể nắm vững các công nghệ, tích lũy kỹ năng và kinh nghiệm thực chiến chỉ trong thời gian đào tạo ngắn như vậy là điều bất khả thi. Trong khi đó, tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Hàn Quốc, trước khi sinh viên vào đại học đã thành thạo 1 số công nghệ lập trình như Python, Java,...

Tại Hội thảo, các chuyên gia hàng đầu về giáo dục và công nghệ đã cùng nhau giao lưu trong buổi Hội thảo: Giải mã nghịch lý ngành Công nghệ: Đại bàng gõ cửa nhưng Nhân lực khép cửa để giải mã nghịch lý nguồn nhân lực CNTT, trả lời câu hỏi: Tại sao trong thời điểm các "đại bàng" công nghệ đang gõ cửa tìm kiếm cơ hội, nguồn nhân lực CNTT Việt Nam lại chưa thể mở cửa đón nhận?

Hội thảo cũng đi sâu phân tích các khía cạnh then chốt: nguyên nhân nào trong nhiều năm đào tạo nhân lực CNTT vẫn loay hoay chưa đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp; phân tích mô hình phân bổ đào tạo CNTT cho các cấp học tại các nước tiên tiến để áp dụng phù hợp với Việt Nam. Qua đó, tìm ra giải pháp hiệu quả để bài toán lực CNTT chất lượng cao Việt Nam để sẵn sàng rộng cửa đón "đại bàng" công nghệ về làm tổ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.