Lời nguyền kêu gọi vô số yêu ma hãy gây tổn hại tới một vũ công tên là Manna, người có khả năng đã biểu diễn tại nhà hát Caesarea Maritima nổi tiếng ở Israel, được xây dựng bởi Herod Đại đế.
Việc tấm bảng chì được tìm thấy trong đống đổ nát của một nhà hát có thanh thế như vậy thể hiện rằng, Manna chắc hẳn “phải từng là một nghệ sĩ nổi tiếng và do đó giải thưởng sẽ rất đáng kể, chưa kể đến danh tiếng và uy tín đang bị đe dọa”.
Đối với người chiến thắng cuộc thi khiêu vũ, Attilio Mastrocinque, Giáo sư lịch sử La Mã tại Đại học Verona, viết chi tiết về bản dịch lời nguyền Hy Lạp của ông trong một bài viết được xuất bản trong cuốn sách “Những nghiên cứu vinh danh Roger S.O. Tomlin” (Libros Pórtico, 2019).
Và người nguyền rủa Manna chắc chắn không có ý đùa: “Buộc hai chân lại với nhau, cản trở điệu nhảy của Manna”, “bó mắt, tay, chân của Manna lại khi anh nhảy trong rạp hát…”. Để thực hiện điều này, lời nguyền kêu gọi sự giúp đỡ của một số vị thần bao gồm Thoth, vị thần ma thuật và trí tuệ của Ai Cập cổ đại.
Lời nguyền cũng kêu gọi “quỷ từ trời, từ đất, từ không khí, từ địa ngục, từ biển, từ sông…” hãy làm hại Manna. “Xoắn vặn, làm tối, khép chặt, bó buộc những con mắt” của Manna, dòng chữ viết: “Hắn sẽ di chuyển chậm và mất thăng bằng”, “hắn sẽ bị bẻ cong và trông quái gở”.
Tấm bảng bằng than chì được khai quật từ tàn tích của một nhà hát ở thành phố cổ Caesarea Maritima của Israel vào những năm 1950 đã khiến các nhà khảo cổ đau đầu giải mã suốt hàng chục năm.
Phải đến thời gian gần đây, nó mới được giải mã bởi Mastrocinque, thông qua một phương pháp gọi là Hình ảnh Chuyển đổi Phản xạ (RTI).
Với RTI, một chương trình máy tính được sử dụng để tạo ra nhiều bức ảnh của cổ vật - được chụp từ các góc độ ánh sáng khác nhau - để tạo ra một hình ảnh nâng cao. Chiếc bảng nguyền có từ thế kỷ thứ sáu, thời điểm Đế quốc Byzantine vẫn còn kiểm soát thành phố.
Nếu tính đến thời kỳ này, có thể Manna và kẻ viết lời nguyền thuộc về các phe phái chiến tranh khác nhau. Ở Đế quốc Byzantine, những người cạnh tranh trong khiêu vũ hoặc các cuộc thi khác đôi khi là thành viên của những phe phái đối địch, chẳng hạn như phe “xanh” và “xanh lá” và sự cạnh tranh giữa các phe này có thể rất gay gắt, đôi khi còn dẫn đến bạo loạn công khai, theo Mastrocinque viết.
“Dù lý do là gì, thì bảng ghi lời nguyền này cũng tương dối dài, chứa tổng cộng 110 dòng. Trong khi Đế quốc Byzantine sử dụng Kitô giáo làm tôn giáo chính thức và Kitô giáo không tôn thờ Thoth hay các vị thần “ngoại đạo” khác thường được nhắc tên trong những tấm bảng nguyền rủa, điều này vẫn không ngăn chặn được kẻ nguyền rủa sử dụng tên của họ” - Mastrocinque viết.
“Tấm bảng nguyền rủa” này cùng với nhiều thứ khác được ban hành vào cuối thời kỳ Đế chế La Mã và đầu thời Trung cổ, xác nhận rằng sự phổ biến Kitô giáo của Đế chế không những không ngăn được nghệ thuật ma thuật hắc ám mà trái ngược còn làm những thứ này ngày càng lan rộng và tinh vi hơn” - GS Mastrocinque cho biết thêm.
Tấm bảng được chính phủ Israel trao cho nhóm các nhà nghiên cứu và hiện nó đang nằm ở Bảo tàng Khảo cổ học Milan.