Giải mã bí ẩn loài rắn lục đầu giáo vàng có nọc độc kinh hoàng
Theo dõi báo trên
Không chỉ gây phù nề, suy thận, xuất huyết não… nọc độc rắn hổ lục đầu giáo vàng có thể làm tan thịt con mồi, thậm chí cả con người.
Đảo Ilha da Queimada, Brazil hay đảo Rắn, nằm ngoài khơi bờ biển của Brazil là nơi cư trú của hàng nghìn con lớn nhỏ cùng nhiều loài rắn khác. Trong đó, rắn hổ lục đầu giáo vàng là một trong những loài nhất thế giới, bởi nọc độc của nó không chỉ phá hủy cơ thể mà còn làm tan thịt con mồi cũng như con người nếu như bị cắn.
Đặc biệt, rắn hổ lục đầu giáo vàng chỉ sinh sống tại hòn đảo Ilha de Queimada Grande, ở Brazil.
Theo thống kê ở đây, cứ 1m vuông lại có tới 5 con rắn hổ lục đầu giáo.
Rắn hổ lục đầu giáo vàng có tên khoa học là Bothrops insularis. Sở dĩ loài rắn này có tên gọi như vậy là do màu sắc da bụng vàng óng như màu vàng kim loại và chiếc đầu nhọn như mũi giáo đặc trưng. Chúng có chiều dài trung bình là 70cm nhưng cũng có thể đạt tối đa là khoảng 120cm.
Chúng có đầu nhọn như mũi giáo và làn da màu vàng óng của kim loại.
Theo nghiên cứu của nhà học Ludwig Trutnau, tỷ lệ tử vong nếu bị rắn hổ lục đầu giáo vàng cắn là 7% nếu không được điều trị và 3% nếu được điều trị kịp thời. Loài rắn này gây ra 90% các trường hợp tử vong liên quan đến rắn cắn ở Brazil.
Rắn hổ lục đầu giáo vàng là một trong những loài nhất thế giới.
Các triệu chứng nhiễm nọc độc của rắn đầu giáo vàng bao gồm: phù nề, đau cục bộ, buồn nôn, nôn mửa, tụ máu, nôn và tiểu ra máu, chảy máu trong ruột, suy thận, xuất huyết não và hoại tử cơ nặng nề.
Được biết, trong nọc của rắn hổ lục đầu giáo vàng chứa chất độc gây hại máu có thể làm tan mô và thịt của con mồi.
Ngoài ra, nọc của chúng cũng không thể thiếu chất gây độc thần kinh có thể giết chết con mồi.
Nọc độc của rắn hổ lục đầu giáo vàng có thể làm tan thịt người.
Do loài rắn này chỉ sinh sống ở nơi không có con người nên những báo cáo về việc con người bị chúng cắn dường như là rất hiếm. Tuy nhiên, rắn đầu giáo nói chung vẫn bị cho là nguyên nhân dẫn tới sự nhiễm độc và tử vong do rắn cắn ở khu vực Bắc và Nam Phi.
Trong nhiều năm qua, chỉ duy nhất 1 người gác đèn sinh sống trên đảo. Hải quân Brazil ban lệnh cấm mọi công dân nước này tới hòn đảo vì lo sợ rắn tấn công. Chỉ có duy nhất một số nhà khoa học được phép lên đảo để phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Chỉ có duy nhất một số nhà khoa học được phép lên đảo để phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Mặc dù hòn đào này bị cấm lại gần, song có rất nhiều câu chuyện đồn thổi xung quanh đó. Tương truyền rằng những người sinh sống trên đảo và cả những ai đi lạc đến hòn đảo này đều không thể trở về.
Trong hơn 20 năm qua, số lượng rắn trên đảo đã giảm xuống 15% bởi bệnh tật và sự di rời của thảm thực vật Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên Quốc tế cho biết rất nhiều loài rắn trên đảo có tên trong danh sách đỏ.
GD&TĐ - Dù điều kiện học tập có phần hạn chế nhưng, Dương Đình Thanh người dân tộc Tày vẫn sở hữu điểm số ba môn Toán, Vật lí và tiếng Anh vô cùng ấn tượng.
GD&TĐ - Ngành Giáo dục tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên - Huế lên phương án dự trữ lương thực, đảm bảo an toàn cho học sinh trong suốt thời gian xảy ra mưa, lũ.
GD&TĐ - Cả 3 tàu khu trục lớp Zumwalt hiện có sẽ nhận được vũ khí siêu thanh sớm nhất là vào năm 2025, nhưng cho đến nay mới chỉ có một chiếc duy nhất.
GD&TĐ - Chương trình “Tiếp sức đến trường” đã trao quà và học bổng cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn của trường Tiểu học An Sơn, Kiên Hải, Kiên Giang.
GD&TĐ - 27 năm công tác, thầy Nguyễn Thanh Tuấn luôn trăn trở khi chứng kiến hoàn cảnh khó khăn của học trò người Co ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.