Giải mã bí ẩn đồng 1 đô la

Giải mã bí ẩn đồng 1 đô la
(GD&TĐ) -  Đồng 1 đô-la cũng có những bí ẩn rất bất ngờ. Bạn sẽ thấy nó có những hình ảnh ẩn giấu, những đốm màu li ti, và những biểu tượng bí ẩn. Còn nữa, đó là những ký tự La Mã xếp ngẫu nhiên. Chúng có ý nghĩa như thế nào?
Trong chúng ta ai cũng ít nhiều nghe đến những câu chuyện thú vị về những bí ẩn của những đồng tiền, nhất là đồng đô-la mà nổi bật và được nhiều người chú ý hơn cả là đồng 2 đô-la. Vậy còn đồng 1 đô-la? Có lẽ do giá trị nó nhỏ hơn và có vẻ cũng ít đặc biệt hơn nên ít người quan tâm. Nhưng sự thực chưa hẳn như vậy.
 Đồng 1 Đô-la Mỹ.
 Đồng 1 Đô-la Mỹ.
Đồng 1 đô-la trị giá bao nhiêu?
Câu hỏi này có vẻ đơn giản nhưng câu trả lời lại khá phức tạp. Từ năm 1973, tờ bạc đô-la không có giá trị nào gắn cho nó. Bạn không thể mua bán vàng, bạc hay bất cứ thứ hàng hóa gì với chính phủ bằng 1 đô-la. Giá trị tiền tệ của quốc gia liên quan đến sắc lệnh của chính phủ là loại tiền hợp pháp chính thức dùng để thanh toán cho tất cả các khoản nợ. Điều này có nghĩa là nếu có ai đó định trả một khoản nợ bằng những đồng đô-la thì người được trả phải chấp nhận khoản tiền đó hay luật pháp khi đó không còn thừa nhận khoản nợ đó nữa. Đây là một cụm từ quan trọng cần thiết được in lên mọi tờ phiếu mà chính phủ tạo ra.
Nó cũng quan trọng đối với công dân sống trên lãnh thổ quốc gia thừa nhận giá trị của những tờ bạc được sử dụng. Nếu các thành viên của một xã hội quyết định họ không tin vào sự tồn tại của tiền tệ thì ngay lập tức tờ bạc đó không hơn không kém một tờ giấy được in trên mặt. Để ghi lại, mỗi tờ phiếu tiêu tốn của chính phủ 6,4 cent để in ra.
Các tờ bạc được tạo ra từ loại giấy nào?
Các tờ bạc được làm ra từ một hồn hợp vải lanh và cotton, đó là lý do tại sao chúng không bị rách khi dính nước giống như những tờ giấy. Nếu bạn nhìn kỹ hơn, bạn sẽ thấy những sợi tơ màu đỏ và màu xanh nước biển được đan khắp tờ bạc. Những sợi này được cho là một phương pháp chống làm giả.
Gợi ý: Bạn hãy nhìn vào những khoảng màu trắng trên mặt tờ bạc để tìm những sợi có màu, chúng giống như xơ nhưng bạn không thể cạo chúng ra được.
Trên mặt của đồng 1 đô, những chữ cái trong dấu hình tròn có ý nghĩa gì?
Dấu màu đen có chữ cái to ở giữa là chỉ Ngân hàng Dự trữ Liên bang đưa ra trật tự tờ bạc. Chữ A = Boston, B = New York City, C = Philadelphia, D = Cleveland, E = Richmond, Va., F = Atlanta, G = Chicago, H = St. Louis, I = Minneapolis, J = Kansas City, K = Dallas.
Chữ cái đó cũng tương xứng với số màu đen được in lặp lại 4 lần trên mặt tờ bạc. Ví dụ, nếu bạn có một tờ bạc từ Dallas với chữ cái K thì số tương ứng trên tờ bạc sẽ là 11 vì chữ K là chữ cái thứ 11 trong bảng chữ cái.
Bí mật dãy số serial
Bí mật nằm ở chỗ bạn sẽ thấy dãy serial có 2 chữ cái, 1 chữ cái đầu đứng trước và 1 chữ cái nằm sau dãy số. Chữ cái đầu tiên phải trùng với chữ cái lớn, thể hiện nơi nó được phát hành, giả sử tờ 1 đô có dãy số F73541079N: tờ đô-la này được phát hành ở Ngân hàng dự trữ liên bang tại bang Atlanta (chữ F), chữ N ở cuối là số lần được in – tương ứng số thứ tự trong bảng chữ cái là 14, với mỗi lần in là 32 tờ có cùng dãy số, như vậy, series trên chỉ có 14x32 = 448 tờ có cùng dãy số F73541079N được in, phát hành tại bang Atlanta.
Những con cú mèo và nhện nhỏ xíu ẩn ở mặt trước tờ bạc
Nhiều người cho rằng họ có thể nhìn thấy một con cú mèo nhỏ xíu (có người lại nói là một con nhện) ở bên cạnh số “1” lớn ở góc phải trên cùng của tờ bạc. Nếu bạn nhìn vào hình cái khiên bao quanh số “1” đó, bạn sẽ thấy một con cú mèo nhỏ xíu đang đậu ở góc trái trên cùng.
Một con cú mèo nhỏ xíu.
 Một con cú mèo nhỏ xíu.
Rất có thể những cách đánh dấu đó chẳng là gì cả, chỉ là một điểm nơi thiết kế dạng mạng nhện của viền trông phức tạp. Điều đó sẽ không ngăn cản một số người liên tưởng những chi tiết đặc biệt đó với những biểu tượng của Hội Tam điểm, hay những thứ gì đó thực tế hơn giống như các biện pháp chống làm giả vậy. 
Đại ấn Nước Mỹ
Mặt màu xanh lá cây của tờ đô-la nổi bật với hai mặt có hình Đại ấn của nước Mỹ. Những người sáng lập đã thông qua thiết kế của nó vào năm 1782. Ben Franklin, John Adams, và Thomas Jefferson đều tham gia vào việc tạo ra nó. Hình ấn đó cho chúng ta thấy một cái nhìn sâu sắc về những giá trị của đất nước mới sinh này và giống như bản Hiến Pháp, đưa người ta đến nhanh chóng những ngày mới khai thiên lập quốc.
Chữ Annuit Coeptis  nghĩa là gì?
Cụm chữ đầu tiên trong ba cụm chữ Latin ở mặt sau tờ bạc được dịch là “God has favored our undertakings” – Chúa đã giúp chúng con . Nhiều nhà sáng lập trong đó có Franklin và George Washington tin rằng lòng tốt của Chúa luôn đứng sau sự ra đời thành công của nước Mỹ.
Chữ Novus Ordo Seclorum phía dưới Kim tự tháp có ý nghĩa gì?
Các chữ Latin này có nghĩa là “Trật tự mới của những kỷ nguyên”. Charles Thomson, một chính khách tham gia vào thiết kế của Đại ấn nước Mỹ đã đề xuất cụm từ trên để biểu thị sự bắt đầu của cái mà ông gọi là “Kỷ nguyên mới của người Mỹ”, mà ông nói rằng kỷ nguyên này bắt đầu sau năm 1776 bằng việc ký Tuyên ngôn Độc lập.
Tại sao lại có dòng chữ số La Mã MDCCLXXVI dưới đáy kim tự tháp?
Các chữ số La Mã đó chính là năm 1776. M là 1.000, D là 500, CC là 200, L là 50, XX là 20, VI là 6. Đặt các số này lại với nhau và chúng ta có năm 1776, là thời điểm bản Tuyên ngôn độc lập được ký và đó là khi Novus Ordo Seclorum bắt đầu.
Tại sao lại có một kim tự tháp cụt với một con mắt phát sáng bên trên?
Thomson giải thích kim tự tháp vững chắc là biểu tượng cho “sức mạnh và sự bền bỉ”. Ông không giải thích trạng thái dang dở của nó nhưng nhiều người tin rằng nó chỉ ra đất nước vẫn còn chưa hoàn chỉnh. Kim tự tháp cũng dừng lại ở bậc thứ 13, đó là số các thuộc địa ban đầu hình thành nên nước Mỹ.
Giải mã bí ẩn đồng 1 đô la ảnh 3
 “Con mắt của Thượng đế”
“Con mắt của Thượng đế” là một cách biểu trưng ý nghĩa của những từ Annuit Coeptis, và củng cố lời giáo huấn của những nhà lập quốc rằng Chúa soi xét những nỗ lực của đất nước mới với sự bao dung. Nhiều thuyết gia đã hiểu nhầm ý nghĩa biểu trưng của con mắt ấy là liên quan đến Hội Tam Điểm (một tổ chức bí mật trong đó các thành viên tin rằng cuộc sống của họ được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của Chúa) tuy nhiên cách đặt biểu tượng của con mắt phát sáng lại có lâu hơn mọi tư tưởng của Hội Tam Điểm. Các học giả đã tìm lại các phiên bản của biểu tượng đó trở lại tận thời những người Ai Cập cổ đại.
E Pluribus Unum có nghĩa là gì?
E Pluribus Unum có nghĩa là “Out of many, one” Nhiều người trở thành một. 13 thuộc địa riêng rẽ nay hợp nhất với nhau để hình thành nên một quốc gia.
Giải mã bí ẩn đồng 1 đô la ảnh 4
 Tại sao lại có một con đại bàng đầu hói?
Tại sao lại có một con đại bàng đầu hói? Các nhà lập quốc muốn một loài vật thân thuộc với nước Mỹ trở thành biểu tượng của quốc gia mới. Trong móng vuốt của mình, con đại bàng nắm những mũi tên và cành cây ô-liu, đó là biểu tượng cho chiến tranh và hòa bình.
Sự xuất hiện của những con số 13
1. 13 thuộc địa đầu tiên
2. 13 người ký Tuyên ngôn độc lập
3. 13 sọc trên lá cờ
4. Phiên bản cuối cùng của Đại Ấn được đệ trình vào gày 13 tháng 6
5. Kim tự Tháp có 13 bậc
6. 13 chữ cái trong các dòng chữ Latin
7. 13 ngôi sao trên đầu con Đại bàng
8. 13 vạch trên chiếc khiên
9. 13 chiếc lá trên cành ô-liu
10.  13 quả ô-liu (nhìn kỹ) và 13 mũi tên
11.  Và ít được biết hơn là Lần sửa đổi thứ 13
12.  Dò tìm tung tích những tờ đô-la: muốn kiểm tra lịch sử tờ đô-la của bạn, hãy ghé thăm trang web www.wheresgeorge.com và điền số serial tờ bạc đó, bạn sẽ biết được một số thông tin thú vị về nó.
Giang Đông/ANTĐ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.