Răng khôn (còn gọi là răng số 8) là chiếc răng mọc cuối cùng trong hàm răng, nằm phía sau miệng của mỗi người. Mỗi người có tổng là 4 răng khôn ở góc xa nhất của nướu trên và dưới.
Đau nhức răng khôn có thể tự hết nhưng một số trường hợp cần phải điều trị tích cực tại nhà hay phòng khám nha, bệnh viện.
Nguyên nhân thường gặp gây đau nhức răng khôn
Răng khôn thường mọc trong độ tuổi 17 đến 25. Hàm răng của người trưởng thành thường không có đủ chỗ cho răng khôn mọc thêm. Chính vì thiếu khoảng trống nên răng khôn dễ bị mọc lệch hoặc bị kẹt và không mọc được bình thường.
Khi bị mọc lệch, răng khôn sẽ bị tác động gây ra cảm giác đau nhức. Răng khôn bị tác động làm cho lợi bị tổn thương vì bề mặt bị vỡ và răng không mọc được hoàn toàn. Khi đó thức ăn và vi khuẩn sẽ bị mắc kẹt trong nướu và dẫn đến một số vấn đề bao gồm:
- Bệnh về nướu
- Nhiễm trùng
- Áp xe
- U nang
Biện pháp khắc phục tại nhà khi răng khôn bị đau nhức
Để giải đáp thắc mắc “Mọc răng khôn đau nhức phải làm sao?” bạn có thể áp dụng ngay các giải pháp sau:
1. Gel bôi tê
Gel nha khoa bôi tê có thể giúp giảm cảm giác ở nướu và giảm đau. Các loại gel này có sẵn tại quầy thuốc hoặc bán online, trong thành phần chứa hoạt chất benzocain.
Hầu hết các loại gel nha khoa có thể được bôi trực tiếp vào nướu bị đau trong suốt cả ngày. Tuy nhiên quan trọng là phải làm theo các hướng dẫn có trong sản phẩm.
2. Ibuprofen
Ibuprofen là loại thuốc giảm đau không kê đơn giúp giảm viêm.
Nên uống theo liều khuyến cáo trên bao bì để giảm bớt sự khó chịu. Thuốc cũng có thể làm giảm viêm nướu liên quan đến mọc răng khôn.
Sử dụng ibuprofen có thể giúp giảm đau hiệu quả cho đến khi bạn phải tới gặp nha sĩ để điều trị.
3. Túi chườm đá
Chườm túi đá lên hàm cũng sẽ giúp làm tê và giảm sưng viêm, vì thế sẽ giúp giảm đau nhức răng khôn. Bạn có thể cho đá viên vào khăn, sau đó áp lên hàm trong khoảng 5-10 phút. Dừng chườm 15 phút rồi lại chườm tiếp cho đến khi tình trạng đau răng thuyên giảm.
4. Súc miệng bằng nước muối
Nước muối có đặc tính khử trùng tự nhiên. Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy súc miệng bằng nước muối có thể giúp giảm vi khuẩn.
Đôi khi vi khuẩn tích tụ trong nướu bị hỏng xung quanh răng khôn có thể là nguyên nhân gây đau. Do đó, súc miệng sạch với nước muối giúp điều trị nhiễm trùng và giảm cảm giác khó chịu.
Bạn có thể mua nước muối sinh lý ở hiệu thuốc hoặc tự pha nước muối súc miệng. Chỉ cần hòa tan một vài thìa muối vào một cốc nước mới đun sôi. Khi nước hơi nguội, có thể súc miệng trong vài phút sau đó nhổ ra.
5. Sử dụng hành tây
Một nghiên cứu năm 2007 cho thấy hành tây có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn.
Để sử dụng hành tây như một phương thuốc tại nhà, bạn nên cắt một miếng hành tây, sau đó nhai hành bên hàm răng bị đau khoảng vài phút cho đến khi cơn đau thuyên giảm rồi nhổ hành ra. Nước ép hành tây ngấm vào nước sẽ giúp giảm viêm và kháng khuẩn.
6. Túi trà
Một nghiên cứ năm 2016 cho thấy tannin trong trà có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Điều này có nghĩa là bạn có thể dùng túi trà để giúp giảm sưng và chống nhiễm trùng do vi khuẩn.
Để sử dụng túi trà như một phương pháp điều trị tại nhà, bạn nên pha một tách trà và đặt cốc vào tủ lạnh với túi trà trong đó. Khi trà nguội bạn có thể lấy túi trà ra và đặt vào bên trong miệng ở nơi răng khôn đau nhức.
Lưu ý không được thêm sữa, kem hoặc đường vào trà.
Đau nhức răng khôn có cần nhổ không?
Nếu răng khôn mọc lệch gây ảnh hưởng lớn đến răng bên cạnh hoặc đâm vào niêm mạc má, mưng mủ, vô cùng đau nhức… thì có thể sẽ được bác sĩ hay nha sĩ tư vấn nhổ bỏ. Nhổ răng khôn cần được thực hiện tại phòng khám nha hoặc bệnh viện.
Thuốc gây tê cục bộ sẽ được tiêm vào vùng lợi răng khôn để làm tê, giảm đau khi phẫu thuật.
Sau khi thuốc tê hết tác dụng, nướu sẽ đau và sưng trong khoảng 3 ngày. Nhưng đôi khi cơn đau kéo dài đến hai tuần.
Phương pháp phòng ngừa đau nhức răng khôn
Bạn có thể ngừa đau nhức răng khôn bằng cách giảm nguy cơ bị nhiễm trùng nướu răng. Bạn có thể áp dụng các cách sau:
- Thực hiện vệ sinh răng miệng tốt: Nên đánh răng hai lần mỗi ngày, dùng chỉ nha khoa và sử dụng nước súc miệng để giúp giảm vi khuẩn trong miệng gây nhiễm trùng.
- Uống nhiều nước: Uống nước giúp giảm khô miệng, hỗ trợ làm sạch răng miệng tốt hơn.
- Tránh thức ăn có đường: Thức ăn ngọt có thể bị mắc kẹt bên trong nướu bị hỏng tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Giảm đau nhức răng khôn hiệu quả bằng Nước Ngậm Răng Miệng Nhất Nhất từ thảo dược
Hiện tượng đau nhức răng khôn rất thường gặp đối với phần lớn người trưởng thành. Vì thế, trong tủ thuốc của gia đình nên dự trữ sẵn nước ngậm răng miệng thảo dược, tiêu biểu như Nước Ngậm Răng Miệng Nhất Nhất.
Với thành phần thảo dược tự nhiên, Nước Ngậm Răng Miệng Nhất Nhất giúp hỗ trợ giảm nhanh đau nhức răng khôn cũng như giảm mảng bám quanh răng hiệu quả, giảm viêm nướu răng.
Khi có hiện tượng đau nhức răng, bạn nên lấy 10ml Nước Ngậm Răng Miệng Nhất Nhất ngậm trong miệng khoảng 5 phút. Trong thời gian này thỉnh thoảng súc nhẹ từ 5-10 giây. Sau khi nhổ ra khoảng 10 phút thì súc lại bằng nước cho sạch.
Kiên trì áp dụng biện pháp này khoảng vài ngày sẽ giúp hỗ trợ giảm nhanh đau nhức răng khôn, hỗ trợ giảm và phòng ngừa viêm nướu hiệu quả.
Nước ngậm Răng Miệng Nhất Nhất
Công dụng: Hỗ trợ làm giảm nhanh đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu tụt lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay. Hỗ trợ làm giảm sự nhạy cảm của răng, ê buốt với môi trường nóng, lạnh, chua, làm giảm mảng bám, cao răng. Hỗ trợ ngăn ngừa, làm giảm viêm loét miệng do nhiệt và giảm nhanh đau rát do viêm loét miệng do nhiệt. Bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, làm sạch răng miệng, khử mùi hôi, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm về đường răng miệng, cho hơi thở thơm tho. Xem thêm thông tin sản phẩm tại đây hoặc tổng đài: 1800.6689 (Trong giờ hành chính) |