Giá xăng giảm về sát 21.000 đồng một lít, mức thấp nhất từ đầu năm

GD&TĐ - Trừ dầu mazut, mỗi lít xăng, dầu đều giảm trên 1.000 đồng, đưa giá xăng về mức thấp nhất từ đầu năm về sát 21.000 đồng một lít.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh, từ 15h hôm nay (12/12) xăng RON 95-III (loại xăng bán phổ biến trên thị trường) giảm 1.500 đồng mỗi lít, về mức 21.200 đồng; E5 RON 92 cũng hạ 1.330 đồng, còn 20.340 đồng.

Trong khi đó, các mặt hàng dầu cũng giảm giá 940-1.660 đồng mỗi lít, kg tuỳ loại. Cụ thể, dầu diesel giảm 1.540 đồng, về 21.670 đồng; dầu hoả là 21.900 đồng một lít, tức giảm 1.660 đồng. Còn dầu mazut giảm 940 đồng, xuống 13.010 đồng một kg.

Với mức giảm sâu tại kỳ điều hành hôm nay, giá xăng, dầu về mức thấp nhất từ tháng 3 năm nay.

Trong kỳ điều chỉnh lần này, liên Bộ Công thương - Tài chính cũng tăng trích lập vào Quỹ bình ổn xăng dầu với tất cả mặt hàng. Theo đó, mức trích với xăng RON 95-III tăng thêm 200 đồng, lên mức 400 đồng một lít, E5 RON92 tăng 50 đồng, lên 300 đồng.

Ngoài ra, nhà chức trách cũng trích lập trở lại với mặt hàng dầu, ở mức 800 đồng mỗi lít dầu diesel bán ra, 500 đồng với dầu hoả. Mỗi kg dầu mazut bán ra cũng trích lập vào Quỹ bình ổn 500 đồng, tăng 200 đồng so với cách đây 10 ngày.

Thị trường xăng dầu thế giới hơn 10 ngày qua giảm sâu do lo ngại về nguy cơ suy thoái toàn cầu gia tăng, nhu cầu nhiên liệu yếu khi Mỹ tăng lãi suất và việc áp giá trần với dầu Nga... Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới 10 ngày qua giảm 6-8%. Mỗi thùng dầu RON 95 giảm 5,9%, còn 88,44 USD, dầu diesel cũng hạ thêm 5,4%, ở mức 111,28 USD, còn dầu hỏa giảm hơn 6,8%, về 107,80 USD một thùng.

Kỳ điều hành này, liên bộ Công Thương - Tài chính tiếp tục không chi Quỹ Bình ổn với các mặt hàng, để giá xăng dầu trong nước biến động phù hợp với thế giới, góp phần bình ổn thị trường vào dịp cuối năm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...